Giá thép nội địa Trung Quốc tăng cuối tuần qua sau khi Bộ chính trị Đảng Cộng sản nước này hứa sẽ có thêm nhiều biện pháp kích thích kinh tế trong khi thị trường đường biển im ắng do lễ.
Chính phủ cam kết đưa ra nhiều chính sách kích thích hơn để đáp ứng tốc độ tăng trưởng GDP mục tiêu 5.5% vào năm 2022, thúc đẩy tâm lý thị trường thép, với nhiều nhà máy rút lại chào giá thấp vì kỳ vọng giá tiếp tục tăng trưởng.
Trên thị trường HRC, chào bán không đổi ở mức 860-870 USD/tấn cfr Việt Nam cho cuộn SAE1006 của Trung Quốc, khiến người mua không có nhu cầu.
Thị trường nhìn chung đang chịu nhiều yếu tố áp lực hơn hỗ trợ, khi thị trường bất động sản năm nay u ám do nợ xấu, nhu cầu chậm từ các dự án và hậu cần gián đoạn do các ca nhiễm covid-19 tăng đột biến. Đồng NDT mất giá khi Mỹ liên tục tăng lãi suất, giá nguyên liệu thô giảm trước các sức ép từ Chính phủ. Chính phủ Trung Quốc cũng khả năng tăng hoàn thuế xuất khẩu từ tháng 5 tới, để hỗ trợ thị trường xuất khẩu.
Trong khi đó, giá cũng được hỗ trợ phần nào từ các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ như phát hành trái phiếu, giảm lãi suất. Nhu cầu cũng sẽ gia tăng khi các hạn chế dịch được nới lỏng.
Do đó, dự kiến giá theo xu hướng giảm trong Q2, nhưng cũng có biến động tăng đan xen trong 2 tháng tới. Giá cuối tháng 6 cho HRC SAE1006 Trung Quốc về Việt Nam quanh mức 850 USD/tấn cfr.
Yếu tố hỗ trợ:
_Gián đoạn nguồn cung thép từ chiến tranh Nga-Ukraine.
_Chính phủ tung ra nhiều gói kích thích kinh tế, hỗ trợ ngành thép.
_ Nguồn cung giảm do các biện pháp kiểm soát dịch, giảm khí thải cacbon.
_Chi phí vận chuyển và chi phí nguyên liệu thô tăng do chiến tranh.
_Nhu cầu mạnh vào mùa cao điểm.
Yếu tố áp lực:
_Chính sách hạ nhiệt giá nguyên liệu thô từ phía Chính phủ.
_Dịch bệnh, đóng cửa covid-19 hạn chế tiêu thụ.
_Thị trường bước vào mùa mưa cuối Q2.
_Khả năng Chính phủ giảm thuế thép xuất khẩu để hỗ trợ thị trường xuất khẩu.
_Đà tăng giá toàn cầu hạ nhiệt.
_Thị trường bất động sản u ám trong năm nay.
_Đồng NDT mất giá.