Giá thép Trung Quốc diễn biến ổn định ngày cuối tuần với các nhà máy xuất khẩu giữ giá nhờ doanh số bán hàng mạnh. Tuy nhiên, các ca nhiễm Covid-19 đang gia tăng, đặc biệt là ở Thượng Hải, đã đè nặng lên tâm lý. Người bán dần rút lui sau các giao dịch tuần trước, trong khi nhu cầu của người mua tăng lên sau khi giá thép Trung Quốc giảm.
Một số nhà máy Trung Quốc bắt đầu chào bán thép cuộn sang Châu Âu bất chấp mức thuế chống bán phá giá cao.
Tại thị trường giao ngay, giá HRC Q235B tại Thượng Hải ổn định ở mức 5,100 NDT/tấn. Một số thương nhân đã nâng giá lên 5,120 NDT/tấn vào buổi chiều khi giá kỳ hạn tăng nhưng giao dịch diễn ra chậm chạp. HRC kỳ hạn tháng 5 tăng 1.32% lên 5,137 NDT/tấn. Hai nhà máy ở miền Bắc Trung Quốc đã tăng giá HRC xuất xưởng lên 200 NDT/tấn cho đợt giao tháng 4 sau khi Baosteel tăng vào ngày thứ năm.
Giá thép cây HRB400 tại Thượng Hải không đổi mức 4,880 DNT/tấn, với các thương nhân giữ giá chào bán không đổi ở 4,880-4,910 NDT/tấn. Giá thép cây giao sau tháng 5 tăng 0.92% lên 4,917 NDT/tấn. Người mua tỏ ra không quan tâm đến việc chấp nhận mức giá cao hơn trên thị trường giao ngay và hầu hết các nhà giao dịch đã chọn cách rút tiền với các chào bán ổn định.
Trên thị trường xuất khẩu thép cây, một nhà máy ở phía đông Trung Quốc đã giữ giá thép thanh vằn ở mức 850 USD/tấn fob trọng lượng lý thuyết cho lô hàng tháng 4. Những người mua lớn ở Đông Nam Á vẫn đứng ngoài cuộc sau khi họ đặt một số chuyến hàng từ Việt Nam và Trung Đông vào tuần trước. Thép cây Trung Quốc có thể sẽ là lựa chọn đầu tiên của họ khi nhu cầu tăng trở lại, vì giá thép cây Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong số các nhà cung cấp lớn.
Trong khi đó, chào bán về Việt Nam tương đối ổn định ở mức 915 USD/tấn cfr Việt Nam cho HRC SAE1006 Trung Quốc.
Khoảng 5,000-10,000 tấn SS400 do một nhà máy phía Bắc Trung Quốc sản xuất đã được bán với giá 863 USD/tấn cfr tại Việt trong khi một số lượng cuộn Q235 từ nhà máy thứ hai ở phía bắc Trung Quốc đã được bán với giá 855 USD/tấn cfr tại Việt Nam.
Không có chào mua từ Nam Mỹ, Châu Phi và giá tại Châu Âu đã tăng lên từ tối thứ năm khi giá thép Trung Quốc ngừng giảm. Giá HRC Châu Âu ở mức khoảng 1,100 USD/tấn cfr Châu Âu, vẫn có tính cạnh tranh sau khi tính thuế chống bán phá giá, so với giá bán trong nước.
Nhìn chung, giá dầu tăng và gián đoạn nguồn cung xuất khẩu nguyên liệu thô và thép từ CIS sẽ còn hỗ trợ giá thép tăng trong vài tháng tới. Tháng 3-tháng 4 là mùa cao điểm tiêu thụ thép của Trung Quốc và các nước Châu Á, cộng với sự gián đoạn nguồn cung và chi phí vận chuyển tăng vọt do chiến tranh sẽ giúp giá cả tăng mạnh. Tuy nhiên, xu hướng giá vẫn có biến động tăng giảm do các chính sách hạ nhiệt giá nguyên liệu thô của chính quyền Trung Quốc và giá cao vấp phải kháng cự từ phía người mua.
Do đó, dự kiến giá thép giao ngay trong nước biến động và tăng lên khoảng 4,850-5,500 NDT/tấn tháng tháng 3- tháng 4.
Trên thị trường xuất khẩu, giá biến động chiều hướng tăng. Chào giá HRC Trung Quốc về Việt Nam phổ biến khoảng 900-980 USD/tấn cfr Việt Nam tháng 3-tháng 4.
Sang tới 2 tháng cuối Q2, đà tăng giá chậm lại và có khả năng điều chỉnh nhẹ khi nguồn cung dần cải thiện sau các hoạt động gia tăng sản xuất toàn cầu và tiêu thụ hạ nhiệt sau khi đã thu mua mạnh trong tháng 3-tháng 4. Phạm vi giá xuất khẩu HRC SAE1006 Trung Quốc về Việt Nam tiến về 850-900 USD/tấn cfr.
Yếu tố hỗ trợ:
__Gián đoạn nguồn cung thép từ chiến tranh Nga-Ukraine, đẩy giá thép toàn cầu tăng.
_Chính phủ tung ra nhiều gói kích thích kinh tế hơn sau cuộc họp lưỡng hội thường niên tháng 3.
_ Cắt giảm sản xuất mới trong tháng 3.
_Chi phí vận chuyển và chi phí nguyên liệu thô tăng do chiến tranh.
_Nhu cầu mạnh vào mùa cao điểm.
Yếu tố áp lực:
_Chính sách hạ nhiệt giá nguyên liệu thô từ phía Chính phủ.
_Dịch bệnh kìm hãm tiêu thụ phần nào.