Thị trường thép nội địa Trung Quốc im ắng trước áp lực tồn kho giảm chậm và lo ngại sản lượng thép sắp tới gia tăng.
_Tồn kho thép cây do các thương nhân và nhà máy Trung Quốc nắm giữ trong tuần này đã giảm 330,000 tấn, chậm lại so với mức giảm 400,000 tấn của tuần trước. Tồn kho thép cuộn cán nóng cũng chậm lại so với tốc độ của tuần trước.
_Bộ Môi trường và Sinh thái (MEE) bác bỏ những lời bàn tán của thị trường về việc đóng cửa các khu công nghiệp quy mô lớn trong Thế vận hội Mùa đông. MEE cho biết họ sẽ hướng dẫn chính quyền địa phương ở khu vực Bắc Kinh và Hà Bắc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường thích hợp, chính xác và khoa học trong suốt thời gian và công bố thông tin liên quan để giảm thiểu tác động đến nền kinh tế, sản xuất công nghiệp và cuộc sống hàng ngày.
Tại thị trường giao ngay, giá HRC Q235B tại Thượng Hải giữ nguyên ở mức 4,910 NDT/tấn. HRC kỳ hạn tháng 5 tăng 0.04% lên 4,584 NDT/tấn.
Tương tự, giá thép cây HRB400 tại Thượng Hải không đổi ở mức 4,820 NDT/tấn trong giao dịch trầm lắng. Giá thép cây giao sau tháng 5 tăng 0.56% lên 4,479 NDT/tấn.
Trên thị trường xuất khẩu, thương mại đường biển vẫn bế tắc. Nhiều nhà máy sẽ công bố các chính sách giá để khuyến khích người mua bổ sung trước kỳ nghỉ Tết âm lịch, nhưng các nhà máy khó có thể đưa ra mức chiết khấu hấp dẫn do giá nguyên liệu thô cao.
Giá chào hàng xuất khẩu thép cây của các nhà sản xuất lớn đứng ở mức 780 USD/tấn fob trọng lượng lý thuyết cho lô hàng tháng 2. Một lô hàng thép cây được cho là đã được bán với giá 720 USD/tấn cfr trọng lượng lý thuyết của Hàn Quốc, nhưng nó không thể được xác nhận.
Đối với cuộn cán nóng, cạnh tranh gay gắt từ Ấn Độ trên thị trường xuất khẩu khiến chào giá Trung Quốc mất vị thế cạnh tranh. Các nhà máy và công ty thương mại lớn của Trung Quốc đã từ chối chào hàng dựa trên thị trường nội địa Trung Quốc tương đối im ắng. Nhưng một số thương nhân đã chủ động cắt giảm giá chào bán xuống còn 785 USD/tấn cfr Việt Nam đối với HRC SS400, tầm 755 USD/tấn fob Trung Quốc với giá cước vận chuyển khoảng 30 USD/tấn.
Mức giá này thấp hơn nhiều so với chào bán ở mức 760-790 USD/tấn fob Trung Quốc từ những người bán khác nhưng không thu hút được bất kỳ đơn đặt hàng nào do người mua đường biển miễn cưỡng đặt hàng khi thị trường không chắc chắn. Người mua Việt Nam kỳ vọng các nhà máy từ các nước khác sẽ cắt giảm lượng chào hàng xuất khẩu hơn nữa trước áp lực giá cạnh tranh của Ấn Độ.
Nhìn chung, xu hướng giá 2 tháng tới sẽ tiếp tục biến động tăng giảm đan xen, với các điều kiện thị trường cơ bản không thay đổi:
Yếu tố áp lực:
_ Chi phí nguyên liệu thô giảm.
_Tiêu thụ chậm trước lễ Tết.
_Tâm lý tiêu cực từ khủng hoảng nợ Evergrande.
_Dịch bệnh bệnh phức tạp với biến thể mới Omicron.
_Các thương nhân tăng cường bán khống trên thị trường, gây thêm áp lực tâm lý.
Tuy nhiên, giá cũng được hỗ trợ từ:
_ Cắt giảm sản xuất tăng cường tới tháng 2-tháng 3.
_ Dự kích thích từ phía chỉnh phủ thông qua các cắt giảm lãi suất.
_Mặt bằng giá nguyên liệu thô vẫn cao.
_Nhu cầu mạnh hơn sau tết về cuối tháng 2.
Do đó, dự kiến giá thép giao ngay trong nước tăng giảm đan xen, dao động 4,700-5,200 NDT/tấn.
Trên thị trường xuất khẩu, giá tiếp tục biến động theo giá nội địa, tăng giảm đan xen trong 2 tháng tới. Nhu cầu thường tăng vào tháng 12 do người mua tích trữ để bán sau tết, nhưng năm nay rất chậm. Dự kiến, chào giá HRC Trung Quốc về Việt Nam trong tháng 1-tháng 2 sẽ không thay đổi nhiều so với mức cuối năm nay, trong khoảng 790-820 USD/tấn cfr Việt Nam.