Thị trường thép nội địa Trung Quốc suy yếu do giao dịch chậm lại, và thị trường xuất khẩu cũng áp lực do người mua đường biển giữ thái độ thận trọng trong việc đặt hàng.
Thị trường trong nước
Thép xây dựng
Giá thanh cốt thép xuất xưởng tại Thượng Hải giảm 20 nhân dân tệ/tấn (2.76 USD/tấn) xuống còn 3,650 NDT/tấn ngày 7/7.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 10 trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 2.21% xuống 3,671 NDT/tấn. Các công ty thương mại cắt giảm giá chào thanh cốt thép xuống còn 3,650-3,660 NDT/tấn do tâm lý yếu đi từ ngày 06/7.
Những người tham gia kỳ vọng nhu cầu thép xây dựng thấp hơn từ các dự án ngoài trời do nhiệt độ tăng ở các thị trường lớn phía bắc và phía đông Trung Quốc. Thương mại thép cây tại các thành phố lớn trong nước đã giảm 10,000 tấn từ ngày 6/7 xuống còn 130,000 tấn vào ngày 7/7. Một số nhà máy phía đông Trung Quốc đã giảm giá xuất xưởng thép cây khoảng 10-20 NDT/tấn ngày 7/7.
Thép công nghiệp
HRC giao ngay tại Thượng Hải giảm 40 nhân dân tệ/tấn (5.53 USD/tấn) xuống còn 3,840 NDT/tấn vào ngày 7/7.
HRC kỳ hạn tháng 10 giảm 2.36% xuống 3,766 NDT/tấn. Giao dịch trên thị trường giao ngay giảm so với đầu tuần. Các công ty thương mại đã giảm giá 30-40 NDT/tấn xuống còn 3,840-3,850 NDT/tấn để thu hút đơn đặt hàng, trong khi người mua trở nên thận trọng hơn sau khi giá kỳ hạn giảm trong biên độ lớn vào buổi chiều.
Nhu cầu thấp làm giảm tâm lý, nhưng một số người tham gia cho biết việc bảo trì các nhà máy thép sẽ tăng trong tháng 7 để bù đắp cho nhu cầu giảm. Theo Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc, sản lượng thép thô của các nhà máy thép lớn của Trung Quốc đã giảm 0.74% từ ngày 11-20/6 xuống còn 2.246 triệu tấn/ngày từ ngày 21-30/6.
Thị trường xuất khẩu
Người bán giữ nguyên giá chào hoặc bán ở mức 540-585 NDT/tấn fob Trung Quốc cho SS400, trong khi người mua bằng đường biển miễn cưỡng hành động sau khi chứng kiến giá kỳ hạn Trung Quốc và thị trường giao ngay giảm. Một số người tham gia quốc tế tỏ ra bi quan về giá xuất khẩu thép của Trung Quốc, với lý do nhu cầu của Trung Quốc thấp trong thời kỳ tạm lắng mùa hè và nói rằng họ không mong đợi các biện pháp kích thích mới sẽ được Bắc Kinh công bố vào tháng 7.
Người mua Việt Nam muốn đợi đến ngày 10/7 để đưa ra quyết định sau khi giá bán nội địa Trung Quốc giảm. Dư luận thị trường nổi lên việc Hiệp hội Thép Việt Nam gửi kiến nghị tới các ban ngành liên quan đề nghị xem xét xây dựng kỹ thuật hàng hóa và thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng đối với thép nhập khẩu vào Việt Nam. Giấy chứng nhận của bên thứ ba có thể được yêu cầu đối với thép nhập khẩu vào Việt Nam nếu đề xuất được chấp thuận, một số đại biểu Việt Nam cho biết. Nhưng những người khác kỳ vọng rằng Việt Nam sẽ chỉ thắt chặt kiểm tra các phẩm chất cần thiết, thay vì yêu cầu giấy chứng nhận của bên thứ ba với chi phí cao hơn mà cuối cùng sẽ được chuyển cho người mua trong nước.
Triển vọng
Giá biến động giữa một bên là các yếu tố hỗ trợ từ cắt giảm sản lượng tháng này, các chính sách kích thích kinh tế từ Chính phủ và số liệu kinh tế vĩ mô tích cực trong khi nhu cầu đang yếu trong mùa trái vụ.
Các nhà máy thép địa phương ở Đường Sơn đã được lệnh cắt giảm sản lượng thiêu kết 30-50% từ ngày 1-31/7, và các lò cao cũng được yêu cầu giảm sản lượng một cách thích hợp. Các tin tức này đang đẩy thị trường tăng giá.
Trung Quốc tiếp tục thể hiện quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 5% trong năm 2023 với nhiều giải pháp chuẩn bị được tung ra trong nửa cuối năm liên quan tới bất động sản, đầu tư hạ tầng, xuất nhập khẩu và nhiều chính sách khác. Ngoài ra, hiện thị trường cũng xuất hiện tin đồn Bộ trưởng tài chính Mỹ sẽ thăm Trung Quốc đầu tháng 7 để tháo gỡ các tồn tại về thương mại giữa 2 nước và thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ cũng không thúc đẩy được thị trường mạnh mẽ, trong khi tin tức về việc FED gần như chắc chắn tăng lãi suất ở tháng 7 cũng khiến thị trường chịu áp lực lớn hơn.
Tóm lại, yếu tố áp lực:
_Nhu cầu chậm do vào mùa trái vụ, thời tiết bất lợi.
_Bất ổn từ chiến tranh Nga - Ukraina.
_ Tăng trưởng kinh tế chậm.
_ Cơ quan hoạch định kinh tế chính của Trung Quốc tăng cường kiểm tra giá nguyên liệu thô.
_Sản lượng thép tăng, tồn kho tích lũy tăng.
_Các chính sách được ban hành nhưng hiệu quả không chắc chắn.
Yếu tố hỗ trợ:
_Chi phí đầu vào vẫn cao.
_Khả năng cắt giảm sản xuất thép tăng cường trong nửa cuối năm.
_Nhu cầu phục hồi từ cuối Q2.
_ Chính sách kích thích kinh tế được đẩy mạnh, thúc đẩy tâm lý.
_ Số liệu sản xuất tăng trưởng.
Giá cả tiếp tục dự kiến biến động tăng giảm luân phiên, nhưng xu hướng chính là phục hồi vào Q3 so với Q2. Phạm vi biến động dự kiến vẫn hạn chế vào tầm 30-40 USD/tấn, với giá chào HRC SAE1006 Trung Quốc về Việt Nam đạt khoảng 600-610 USD/tấn cfr Việt Nam tháng 9.