Các thương nhân đang tích cực chào bán, tìm cách nhận đơn đặt hàng càng sớm càng tốt, vì họ lo ngại việc mua bán chậm chạp có thể khiến các nhà máy Trung Quốc sớm giảm giá xuất khẩu. Do đó, họ cũng đã giảm nhẹ chào giá HRC Trung Quốc về Việt Nam. Tuy nhiên, người mua Việt Nam vẫn giữ thái độ thận trọng trong việc đặt hàng và không muốn thực hiện bất kỳ giá thầu nào trong bối cảnh thị trường không chắc chắn.
Các thương nhân cắt giảm giá xuống còn 760-785 USD/tấn cfr Việt Nam cho cuộn SAE1006 của Trung Quốc để thúc đẩy bán hàng. Chỉ một số ít người mua Việt Nam đặt giá ở mức 720-740 USD/tấn cfr Việt Nam, thấp hơn nhiều so với mức chấp nhận được của người bán.
Các nhà máy Nhật Bản có thể xem xét bán thép cuộn SAE với giá 820 USD/tấn cfr Việt Nam sau khi nhận được giá thầu 770 USD/tấn cfr Việt Nam vào tuần trước. Nhưng 820 USD/tấn cfr của Việt Nam không cạnh tranh được so với mức chào hàng của Trung Quốc thấp hơn nhiều, nên không có khả năng cho bất kỳ giao dịch nào.
Dự kiến nhu cầu sẽ trở lại mạnh mẽ hơn trong tháng này sau khi giá cả suy yếu liên tục trong 2 tháng qua kìm hãm sức mua. Điều này sẽ hỗ trợ giá cộng với sự tăng trưởng thị trường nội địa Trung Quốc với các hạn chế covid nới lỏng, thúc đẩy chào giá HRC Trung Quốc về Việt Nam tăng trưởng. Việc Ấn Độ tăng thuế xuất khẩu cho thép sẽ làm mất tính cạnh tranh của giá thép nước này, cũng tạo cơ hội cho các nhà máy Trung Quốc tăng cường bán trên thị trường Châu Á với giá tăng hơn. Tuy nhiên, việc nới lỏng dịch có thể dẫn tới sự gia tăng ca nhiễm trở lại tại thị trường nội địa Trung Quốc, điều này gây sự biến động giá cả trên thị trường trong nước và xuất khẩu bị ảnh hưởng.
Do đó, giá dự kiến biến động tăng trong tháng 6, phạm vi nhẹ lên tầm 800-810 USD/tấn cfr Việt Nam cho HRC SAE1006 Trung Quốc.