Nhu cầu tiêu thụ thép tại Việt Nam vẫn yếu do dịch bệnh, mưa lũ ở các khu vực miền Trung và tâm lý thị trường giảm giá, với người mua kỳ vọng giá nhập khẩu sẽ rớt xuống 700 USD/tấn cfr tại Việt Nam trong tương lai gần.
Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc đang có những tín hiệu hỗ trợ, dù chưa chắc chắn, giúp giá nội địa tăng nhẹ và hỗ trợ thị trường xuất khẩu. Cụ thể, Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết sẽ hợp tác với các chính quyền địa phương để thúc đẩy sự phát triển ổn định của lĩnh vực bất động sản. Ngân hàng đã bơm 40 tỷ nhân dân tệ (6.3 tỷ đô la) vào hệ thống tài chính thông qua các giao dịch repo đảo ngược ngày thứ hai.
Chào bán tăng lên 830-850 USD/tấn cfr Việt Nam đối với cuộn SAE1006 của Trung Quốc và 840 USD/tấn cfr ở Việt Nam đối với cuộn Ấn Độ, khiến người mua không có nhu cầu. Hầu hết người mua Việt Nam vẫn thận trọng vì họ không rõ liệu các nhà máy hay thương nhân sẽ giảm giá khi nhu cầu thép ở hạ nguồn suy yếu tại thị trường Việt Nam và khu vực.
Nhìn chung, vẫn còn dư địa cho các chào bán của Trung Quốc giảm do chi phí sản xuất thấp hơn vì giá nguyên liệu thô còn giảm nữa. Nhu cầu tại Việt Nam sẽ còn chậm trong tháng này và người mua tập trung đàm phán giá với các nhà máy nội địa, nên các chào giá về Việt Nam sẽ còn giảm để kích cầu. Tuy vậy, thị trường sẽ tăng điểm về cuối năm với các tín hiệu tích cực từ thị trường bất động sản, nhu cầu dự trữ tăng nên giá sẽ sớm chạm đáy trong tháng 11, tầm 800 USD/tấn cfr Việt Nam cho HRC SAE1006 và hồi phục về tháng 12 lên khoảng 860-870 USD/tấn cfr.