Sau đợt phục hồi ngắn ngủi từ cuối tuần trước sang đầu tuần này thì giá cả lại giảm trở lại, phần chính vẫn do thiếu cân bằng cung – cầu và giá nguyên liệu thô giảm. Mặc dù các nhà máy tăng cường cắt giảm sản xuất song chưa thể cứu vãn được sự suy yếu nhu cầu thép. Tâm lý thị trường tiếp tục bi quan về triển vọng giá cả tháng 8.
Thị trường trong nước
Thép xây dựng
Chi phí nguyên liệu thô giảm khi các nhà máy thép ở Đường Sơn cắt giảm giá mua than cốc luyện kim 50-55 NDT/tấn từ ngày 8/8. Hơn 10 nhà máy Trung Quốc đã cắt giảm giá thép cây xuất xưởng 20-30 NDT/tấn vào ngày 8/8.
Thép cây giao ngay tại Thượng Hải biến động về lại mức 3,180 NDT/tấn cuối tuần trước trong khi giá thép cây kỳ hạn tháng 10 giảm khoảng 3% xuống còn 3,254 NDT/tấn.
Các nhà máy Trung Quốc đang tăng cường cắt giảm sản lượng do nhu cầu tiêu thụ trong nước yếu. Nhưng nhu cầu thép cây yếu hơn dự kiến khi nhu cầu tiêu thụ thép cây tại các thành phố lớn trong nước giảm 250,000 tấn so với tuần trước xuống còn 1.91 triệu tấn trong tuần này.
Giá thép cây đã giảm hơn 8% kể từ giữa tháng 7 sau khi tiêu chuẩn thép cây quốc gia mới của Trung Quốc thúc đẩy các nhà máy và công ty thương mại bán hết hàng tồn kho.
Thép công nghiệp
Lượng hàng tồn kho HRC tăng đã làm giảm tâm lý thị trường. Lượng hàng tồn kho HRC do các công ty thương mại và nhà máy thép nắm giữ đã tăng 50,000 tấn trong tuần này so với mức tăng 20,000 tấn vào tuần trước, mặc dù sản lượng HRC của các nhà máy thép đã giảm gần 200,000 tấn. Điều này cho thấy nhu cầu thép của Trung Quốc rất yếu và các nhà máy thép sẽ phải tăng quy mô cắt giảm sản lượng để giảm bớt tình trạng cung vượt cầu.
Nhưng kỳ vọng về việc tăng sản lượng cắt giảm cũng làm giảm triển vọng đối với nguyên liệu đầu vào, điều này cũng sẽ làm giảm chi phí hỗ trợ cho thép. Một số nhà máy thép đã đề xuất cắt giảm giá mua than cốc luyện kim ở mức 50-55 NDT/tấn từ ngày 10/8. Đây sẽ là đợt giảm giá thứ ba đối với than cốc luyện kim kể từ ngày 30/7 nếu được các nhà cung cấp chấp nhận. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm 3.63% xuống còn 729.50 NDT/tấn vào ngày 8/8.
Giá thép dẹt trong nước của Trung Quốc trở lại mức thấp nhất trong nhiều năm vào ngày 8/8 tuần này sau một đợt phục hồi ngắn vào đầu tuần. HRC giao ngay và kỳ hạn tại Thượng Hải cùng giảm 2.6% so với tuần trước xuống còn 3,360 NDT/tấn và 3,415 NDT/tấn ngày 8/8.
Một số người dùng hạ nguồn đã tích cực mua vào vào cuối buổi chiều ngày 8 sau khi giá giảm xuống mức thấp hơn để đáp ứng nhu cầu trước mắt. Không có sự quan tâm nào đến việc đặt lệnh bổ sung hàng vì không có dấu hiệu nào cho thấy thị trường sắp chạm đáy, các công ty giao dịch cho biết. Giá HRC Thượng Hải đã phá vỡ mức thấp trước đó là 3,420 NDT/tấn vào ngày 31/7 và giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 8/5/2020. Những người tham gia thận trọng với xu hướng thị trường vì họ không tin tưởng vào việc giá sẽ tăng.
Thị trường xuất khẩu
Giá cả chịu áp lực giảm từ giá trong nước cộng với nhu cầu thấp và tâm lý thị trường suy yếu khi HRC Trung Quốc đang bị điều tra chống bán phá giá tại Việt Nam. Lượng xuất khẩu HRC sang Việt Nam đã tăng gấp đôi trong năm 2023 lên 6.96 triệu tấn so với năm 2022. Do đó, nếu bị áp thuế chống bán phá giá sẽ làm giảm lượng xuất khẩu sang thị trường này, và vấn đề tái áp lực nguồn cung tiếp diễn.
Một nhà máy ở miền đông Trung Quốc đã cắt giảm giá chào hàng của mình 5 USD/tấn xuống còn 495 USD/tấn fob Trung Quốc đối với HRC SS400 do doanh số bán trong nước và vận chuyển đường biển yếu. Các nhà máy lớn khác của Trung Quốc vẫn giữ nguyên giá chào hàng của họ, do chênh lệch lớn giữa giá chào hàng và giá thầu.
Các công ty giao dịch đã cắt giảm giá chào hàng xuống còn 493-498 USD/tấn cfr Việt Nam từ 500 USD/tấn cfr Việt Nam đối với cuộn Q235 và Q195 của Trung Quốc do giao dịch chậm, nhưng một người mua Việt Nam đã trả giá ở mức 490 USD/tấn cfr Việt Nam vì họ dự kiến giá sẽ giảm thêm.
Các nhà giao dịch cũng đã cắt giảm giá chào hàng xuống còn 505 USD/tấn cfr Việt Nam cho cuộn SAE1006 của Trung Quốc từ 510 USD/tấn cfr Việt Nam, thu hút các giá thầu hạn chế ở mức 500 USD/tấn cfr Việt Nam. Nhà máy Hòa Phát của Việt Nam đã nhận được 150,000 tấn đơn đặt hàng trong nước và đang cân nhắc bán những lô hàng đó với mức giá tương đương khoảng 510 USD/tấn sau khi giảm giá. Mức giá đó cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, vì vậy người mua Việt Nam không vội vàng đặt hàng HRC của Trung Quốc, họ nói thêm.