Hàng trăm bạn đọc đã gửi ý kiến bức xúc và không đồng tình với việc Hiệp hội Thép đề nghị tăng thuế nhập khẩu. Hầu hết đều nhìn nhận đây là đề xuất bảo hộ, có hại cho ngân sách, cho người tiêu dùng, cho các ngành xây dựng và cơ khí. Trong khi đó, đề xuất này đi ngược lại cơ chế thị trường và chủ trương chống lạm phát.
Tăng thuế nhập khẩu thép chỉ một nhóm được lợi. (Ảnh VNN)
Các DN thép chỉ biết dựa dẫm
Tôi thấy một việc rất thường ngày của các doanh nghiệp trong nước, đó là họ vẫn có những suy nghĩ cũ kỹ, lỗi thời và mang tính dựa dẫm. Lúc thời giá có lợi cho doanh nghiệp ngành thép thì họ không đả động đến quyền lợi của khách hàng, của đất nước và lãi lớn thì bỏ túi. Nhưng khi gặp khó khăn, và không có lợi cho bản thân thì lại quay ra cầu cứu Nhà nước hỗ trợ.
Họ không nghĩ rằng Chính phủ đang thực hiện các giải pháp nhằm kiềm chế gia tăng, giảm lạm phát và từng bước ổn định kinh tế, giúp cho người nghèo, nhân dân được hưởng lợi ích một chút thì doanh nghiệp định xoay ra tính lợi ích cá nhân của mình mà không nghĩ đến quyền lợi người dân.
Thời gian qua, người dân tằn tiện được ít tiền để xây dựng nhà cửa phục vụ nhu cầu cá nhân nhưng phải mua thép với giá 19-20 triệu đồng/tấn, thậm chí có thời điểm 21 triệu đặt tiền trước cũng không có.
Tôi đề nghị Nhà nước xem xét để điều chỉnh việc nâng thuế nhập khẩu thép như yêu cầu của Hiệp hội Thép. Vì đây là lợi ích của một nhóm nhỏ kinh doanh thép, còn người dân sau một thời gian quá dài phải mua sắt với giá cao đang được hưởng lợi chút ít từ chỉ đạo của Chính phủ giúp lại bắt đầu lo lắng với đề nghị của Hiệp hội Thép. Kinh doanh phải lúc thắng, lúc thua và phải cần cái đầu tính toán mua bán lúc nào, chứ còn cứ bài toán lúc được thời cơ thì bắt chẹt người dân để hưởng lợi, khi khó kêu Chính phủ. Với bài ca đấy thì không thể kinh doanh lâu dài được.
Trương Đức Anh
Theo tôi, Chính phủ không nên tăng giá nhập thép bởi vì:
1. Thép trong nước không đủ nhu cầu.
2. Doanh nghiệp kinh doanh thép phải chịu theo nguyên tắc cung cầu trên thị trường.
3. Người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để nuôi các doanh nghiệp nhập thép.
4. Tạo ra một số doanh nghiệp không có tầm nhìn, kinh doanh quanh năm chỉ dựa dẫm vào sự bảo hộ.
5. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cơ khí trong nước bị phá sản do sản phẩm không bán được vì không cạnh tranh lại sản phẩm nhập khẩu của
Mong Chính phủ cân nhắc kỹ khi tăng giá nhập khẩu thép. Điều này sẽ mang lại cơ hội cho các công ty thương mại kinh doanh phôi thép nhưng sẽ là rủi ro rất lớn cho ngành sản xuất các sản phẩm cơ khí trong nước.
Nguyễn Văn Chí, nguyenchi.ceo@...
Không chỉ ngành thép mà rất nhiều ngành khác một số doanh nghiệp nhà nước hiện vẫn chiếm chỗ độc quyền như xăng dầu, điện, than, nước... Tôi e rằng nếu Chính phủ vẫn cứ ưu ái một cách khiên cưỡng cho các tập đoàn này thì nền kinh tế Việt
Nguyễn Bình, Bình Dương
Nghĩ đến lợi ích của riêng mình
Chúng tôi là những người lao động nhưng hầu như chưa được hưởng lợi gì khi nước ta vào WTO. Tôi cố gắng dành dụm để làm một ngôi nhà lúc giá sắt và gạch đắt nhất nên đã phải bỏ dở, mới chỉ làm được móng và tầng một, năm nay hy vọng giá vật liệu rẻ hơn khoảng 11 triệu đồng 1 tấn để làm nốt. Nghe Hiệp hội Thép đề nghị nâng thuế nhập khẩu thép lên 25% và giảm thuế xuất khẩu xuống 2%, tôi hết hi vọng. Tôi nghĩ, Hiệp hội Thép chỉ biết lợi cho mình thôi không nghĩ gì đến dân cả. Đất nước này là của mọi người, ai cũng được hưởng lợi khi hòa nhập, Chính phủ cũng phải xử lí cho công bằng.
Hoàng Thưởng, Bắc Ninh
Chính phủ đang kiềm chế lạm phát. Tăng thuế lên làm cho giá thép tăng và người tiêu dùng phải chịu giá cao. Biện pháp này có phù hợp với chủ trương chống lạm phát hay không? Không nên vì lợi ích của nhóm thép mà làm ảnh hưởng lợi ích của nhân dân.
vnxaydung@...
Thật là một đề nghị hoàn toàn không hợp lý trong nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp chỉ biết nghĩ đến lợi ích của họ còn lợi ích của người tiêu dùng thì không quan tâm. Thiết nghĩ, việc tăng thuế xuất nhập khẩu phôi thép cần sự cân nhắc kỹ lưỡng của các nhà hoạch định chính sách.
Phan Quang Linh, Nghệ An
Nếu các ngành chức năng thực hiện theo "yêu cầu" của các doanh nghiệp sản xuất thép thì thật buồn cười. Chúng ta đã có bài học đắt giá, chua xót từ việc kinh doanh xăng dầu trong thời gian gần đây. Một bên là lợi ích của đất nước, của người tiêu dùng với một bên là lợi ích của số ít những người có tiền..., bên nào sẽ chiến thắng?
Mai Nguyễn, Hà Nội
Kinh doanh như vậy là thiếu lành mạnh
Tôi cho rằng, đề nghị của các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước tăng 25% là điều Nhà nước không thể thực hiện được. Chúng ta đã gia nhập WTO, các khoản thuế đang phải điều chỉnh giảm giá theo xu thế hội nhập. Vậy mà các doanh nghiệp thép khi lãi thì im lặng, khi không lãi thì đề nghị Nhà nước tăng thuế nhập khẩu. Tôi cho rằng việc kinh doanh như vậy là thiếu lành mạnh. Nhà nước đồng tình với đề nghị của các nhà sản xuất kinh doanh thép trong nước là bảo hộ cho việc cạnh tranh thiếu lành mạnh.
Trần Tiến Thanh, Hà
Chúng tôi là những người tiêu dùng. Chúng tôi phản đối đề nghị của ngành thép Việt
Quang Dũng, Hà Nội
Trách nhiệm xã hội của DN thép kém quá
Đã là cơ chế thị trường thì doanh nghiệp phải biết tính toán và dự báo. Doanh nghiệp thép nói đã mua số lượng thép lớn khi giá còn cao?! Mọi người đều biết, tiền nhân công không tăng, điện không tăng... mà giá thép cứ “vô tư” nhảy vọt lên đến chóng mặt. Các doanh nghiệp cứ đổ cho là phôi thép phải nhập giá cao. Bây giờ, phôi thép thế giới đã hạ đến mức thấp như thế, doanh nghiệp lại kêu "lỗ nặng", đòi hỏi Chính phủ bảo hộ. Rốt cục như thế chỉ làm cho dân ta thêm khổ thôi. Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt
Nguyễn Viết Tuấn, Hà Tĩnh
Tăng thuế nhập khẩu thép tạo điều kiện cho thép nhập lậu
Khi giá thép lên thì ngành thép yêu cầu Nhà nước hỗ trợ. Nhà nước đã hỗ trợ với mục tiêu bình ổn giá và có lợi cho toàn dân. Nhưng các doanh nghiệp vẫn kê đủ thứ chi phí lên trời để đẩy giá lên, người dân nào được lợi. Khi giá thép xuống, do những sai lầm trong công tác dự báo mà không dám nhận, ngành thép lại đổ trách nhiệm lên dân.
Trong đợt thép cao giá vừa qua, có bao nhiêu doanh nghiệp hưởng lợi? Tại sao không dùng tiền đó hiện đại hoá sản xuất để sản xuất ra hàng rẻ hơn? Thông thường, mặt hàng nào trong nước có giá chênh lệch với nước ngoài thì sẽ xảy ra nhập lậu, xuất lậu. Giữ giá thép cao liệu có lợi cho người tiêu dùng không? Hay vẫn tiếp tục làm lợi cho các đại gia nhập lậu thép?
Họ (những công ty kinh doanh thép) đã được hưởng lợi quá nhiều. Và giờ đây họ phải chịu trách nhiệm nếu có dự báo sai. Nếu công ty nào dự báo gần sát nhất thì đâu cần bảo hộ. Mọi sai lầm đều phải trả giá. Đó là quy luật của tự nhiên, không thể chống lại được. Ngay cả xăng dầu nếu tiếp tục giữ giá thì chỉ làm tăng thêm tình trạng nhập lậu mà thôi.
Trần Thành Nam, namtran241982@...
Nhà nước thất thu
Thực chất việc tăng thuế nhập khẩu lên 25% là chặn hoàn toàn dòng thép nhập khẩu. Nhà nước sẽ không thu được chút tiền thuế nào. Người tiêu dùng sẽ tiếp tục bị các doanh nghiệp thép làm giá. Một cơ hội để giảm lạm phát sẽ bị bỏ lỡ. Chỉ có các doanh nghiệp thép được lợi.
Nguyễn Hải, Hải Phòng
Ai bảo vệ người tiêu dùng?
Tôi rất đồng tình với bài viết, vì đầu năm gia đình tôi có xây một căn nhà, lúc đó chúng tôi phải mua thép với giá cắt cổ. Vậy khi thị trường thép xuống giá thì các doanh nghiệp thép lại có ý kiến như vậy (ngăn chặn nhập khẩu thép), thật không công bằng với người tiêu dùng.
Trần Thái Hoàng, Thái Nguyên
Tăng thuế thép lúc này chỉ có các doanh nghiệp thép lợi, người tiêu dùng nước ta cũng có hiệp hội sao không lên tiếng. Nhà nước không thu thêm được thuế vì trong lúc này không có người nhập. Lúc giá thép thế giới cao, người dân phải mua giá cao, bây giờ họ có quyền được hưởng giá thấp thế mới công bằng. Hiệp hội những người tiêu dùng hãy lên tiếng bảo vệ hội viên vì lợi ích chung của toàn dân tộc.
Phạm Tiến Tùng, Hà Nội
Các doanh nghiệp mục tiêu của họ kiếm được càng nhiều tiền càng tốt, kể cả lấy được hết tiền của người dân mang về cho doanh nghiệp họ vẫn làm. Vì vậy, các cơ quan chức năng phải thật công tâm và khoa học trong công tác tham mưu, điều hành, không vì lợi ích của doanh nghiệp mà họ nói sao cũng nghe là phải.
Hùng, Hà Nội
Làm gì có chuyện bất công như vậy. Ai bảo hộ người tiêu dùng? Nếu bảo hộ DN thép thì phải bảo hộ người tiêu dùng mới là công bằng. Chúng tôi đã phải bỏ tiền mua thép giá 18 triệu đồng/tấn, ai giúp chúng tôi đâu? Nếu giá thép thế giới giảm thì không thể nói là DN thép lỗ được vì giá phôi giảm thì đầu vào giảm, còn phôi tồn kho thì đã tính khi bán giá cao rồi.
Bạn đọc ở Lam Sơn, Sơn La
Tôi hoàn toàn đồng tình với bài viết của Trần Thuỷ và tôi nghĩ không những tôi mà tất cả người tiêu dùng cũng giống như tôi chỉ trừ các DN thép là có ý nghĩ khác. Mong sao các bộ - ngành có các quyết định đúng đắn hợp lòng dân.
Trần Thành, Vĩnh Phúc
Tôi chẳng hiểu sao Hiệp hội Thép Việt
Lương Bá Thiện, bathientbt@...
Trong hàng trăm ý kiến đứng về phía người tiêu dùng, đòi hỏi phải hạ giá thép, thì cũng có ý kiến cho là phải bảo vệ doanh nghiệp
Nhà nước cần cứu doanh nghiệp?
Quyền lợi của doanh nghiệp, thậm chí của cá nhân cũng là quyền lợi của Nhà nước. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn, thì kể cả không liên quan gì, Nhà nước cũng phải có động thái cứu giúp (như cách các quốc gia đang cứu hệ thống ngân hàng của họ), trong khi những khó khăn mà ngành thép đang gặp có nguyên nhân từ chính sách thuế thì Nhà nước lại càng phải ra tay mạnh hơn. Việc tăng thuế nhập khẩu thép lúc này là cần kíp. Hãy tưởng tượng ngành thép sụp đổ thì hậu quả đâu chỉ cho vài ngàn cổ đông?
Vân Phương, Hà Nội
(Vietnamnet)