Các đơn vị tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm về tư vấn, thẩm định Quy hoạch hệ thống sản xuất thép gửi hồ sơ năng lực về Bộ Công thương từ nay đến hết 7/1/2017.
Bộ Công Thương đang tiến hành lựa chọn đơn vị tư vấn nước ngoài có đủ năng lực và kinh nghiệm để đánh giá thẩm
định Đề án Quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016, Chính phủ giao Bộ Công Thương trình Chính phủ Đề án Quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 trong quí IV năm 2017, Bộ Công Thương đã tiến hành xây dựng, hoàn thiện Dự thảo Đề án.
Bộ Công Thương đang tiến hành lựa chọn đơn vị tư vấn nước ngoài có đủ năng lực và kinh nghiệm để đánh giá thẩm định Đề án Quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Bộ Công Thương đang tiến hành lựa chọn đơn vị tư vấn nước ngoài có đủ năng lực và kinh nghiệm để đánh giá thẩm định Đề án Quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Hiện Bộ Công Thương đang tiến hành lựa chọn đơn vị tư vấn nước ngoài có đủ năng lực và kinh nghiệm để đánh giá thẩm định Đề án nêu trên. Bộ Công Thương cung cấp một số thông tin cơ bản nhiệm vụ thực hiện của Đề án.
Thời gian hoàn thành trong quý II/2017, kinh phí sẽ được chi trả theo khối lượng thực hiện, từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Bộ Công Thương sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản nhiệm vụ thực hiện của Đề án, với các nội dung chính: Bối cảnh kinh tế thế giới (cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, mối quan hệ các nước lớn Mỹ - Trung, Nga – Trung, Mỹ - Nga, EU, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4…), bối cảnh kinh tế Việt Nam (Tình hình phát triển kinh tế, xã hội; Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam; Phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035) cùng xu thế phát triển ngành thép như: Vai trò ngành thép trong quá trình phát triển công nghiệp Việt Nam; Ngành thép Thế giới, các vấn đề về công nghệ và môi trường; Khả năng cạnh tranh của ngành thép Việt Nam; Định hướng và mục tiêu phát triển ngành thép Việt Nam đến 2025 và định hướng 2035.
Các đơn vị tư vấn có kinh nghiệm quan tâm gửi nộp hồ sơ năng lực và thư quan tâm đến Bộ Công Thương, địa chỉ phòng 408 nhà A, số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Thời gian nhận hồ sơ đến hết ngày 07 tháng 01 năm 2017.
Dự thảo quy hoạch ngành Thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 đã đi được 1/5 quãng đường. Giữa tháng 11/2016, Bộ Công Thương tổ chức lấy ý kiến các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan về dự thảo lần 1. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp từ các bộ ngành, đơn vị, tổ chức, cá nhân, hiệp hội, ngày 13/12/2016, Bộ Công Thương ban hành Dự thảo Lần 2 và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ tại địa chỉ www.moit.gov.vn và các địa phương trên phạm vi toàn quốc.
So với dự thảo lần 1, dự thảo lần 2 có sự thay đổi đáng kể, Tiếp thu ý kiến đóng góp, Bộ Công Thương đã loại bỏ 12 dự án có quy mô nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, chưa triển khai hoặc do địa phương đề xuất.
Ngay trong tháng 12/2016, Bộ Công Thương sẽ tổ chức “trưng cầu” ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, môi trường, nước, khí hậu, du lịch… Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện dự thảo lần 3 để báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.
Theo yêu cầu của Thủ tướng tại công văn số 2822 ngày 7/12/2016, Bộ Công Thương cần hoàn thiện dự thảo Quy hoạch ngành thép để trình Thủ tướng xem xét vào quý IV năm 2017.
Nguồn tin: Đầu tư