Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các công ty khai thác mỏ Trung Quốc cân nhắc vụ kiện bán phá giá đối với các nhà xuất khẩu quặng

Một đề nghị từ phía Hiệp hội khai thác mỏ kim loại Trung Quốc về một vụ điều tra chống bán phá giá đối với quặng sắt của Australia và Brazil đang được xem xét, nhưng một nguồn tin cho hay vẫn còn xa để có hành động thực tế nếu như có.

Kiến nghị này được ký bởi hiệp hội và ngày 25/7 được lưu hành trên trang web và WeChat hôm thứ Ba, vận động hành lang Bộ Thương mại Trung Quốc- thay mặt cho 20 công ty khai thác mỏ mở một cuộc điều tra như vậy đối với 2 nước này và các công ty lớn của họ như Rio Tinto, BHP Billiton và Vale.

 “Đây chỉ là sự kết hợp một cách công khai nhằm bày tỏ lo lắng về sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào quặng sắt nhập khẩu và lên tiếng về thiệt hại của các công ty khai thác quặng sắt trong bối cảnh giá quặng giảm”, một nhà phân tích ở Bắc Kinh quen với các thủ tục điều tra AD trao đổi với S&P Global Platts. “Nhưng tôi không nghĩ Trung Quốc có tất cả các bằng chứng chắc chắn cho một vụ điều tra như vậy”.

Ông này cho biết thêm rằng các công ty khai thác mỏ Trung Quốc sẽ thấy rất khó khăn để chỉ ra rằng các công ty mỏ nước ngoài đã bán phá giá.

Chi phí bằng tiền mặt cho 4 công ty khai thác mở hàng đầu thế giới nằm trong phạm vi từ 11,9-18,65 USD/wmt vào cuối năm 2015, trong khi định giá Platts 62% Fe IODEX chốt tại mức trung bình 45,193 USD/dmt FOB Western Australia cho nửa cuối 2015, tương đương 40,674 USD/wmt.

Tuy nhiên, có thể hiểu rằng sự khởi xướng việc này của hiệp hội là do các công ty khai thác mỏ của Trung Quốc đã đang chịu đựng tình trạng xấu trong vài năm qua.

Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào quặng sắt nhập khẩu quả thực đã tăng liên tục trong thập kỷ qua, và thị phần tiêu thụ quặng sắt của cả nước đạt khoảng 85% trong năm 2015, tăng từ 65% tính tới 2004. Tỷ trọng này được cho là sẽ tăng trưởng lên hơn 90% trong năm 2016 với nguồn cung từ  Australia và Brazil chiếm ưu thế.

Ngược lại, các nhà khai thác quặng sắt của Trung Quốc đã dần buộc phải ngưng kinh doanh kể từ 6 tháng cuối năm 2014 vì giá liên tục rớt từ 3 con số xuống chỉ còn khoảng 55-60 USD/dmt CFR miền bắc Trung Quốc tính tới nay.

Do đó, Hiệp hội tiết lộ rằng công suất hoạt động của các mỏ quặng hiện nay chưa tới 65%. “Chắc chắn là có nhiều thiệt hại cho các nhà sản xuất quặng, nhưng cũng một phần là do chi phí tinh quặng và khai thác quặng sắt tổng thể của Trung Quốc cao hơn nhiều cùng với sự xuống cấp của các hầm mỏ trong 10 năm qua”.

Một vụ kiện AD như vậy cũng có vẻ như mâu thuẫn với lợi ích của ngành thép, bởi vì một cuộc điều tra có thể làm tăng giá quặng nhập khẩu, dẫn đến tăng chi phí sản xuất và giá thép thành phẩm của các nhà máy thép trong nước.

Ngoài ra, sản lượng quặng sắt của Trung Quốc, ngay cả với khoản đầu tư khai thác quặng ở nước ngoài cũng sẽ không thể đáp ứng tất cả nhu cầu của nhà máy trong nước cả về hối lượng lẫn sự đa dạng.

Trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước đã sản xuất được xấp xỉ 400 triệu tấn thép thô và tiêu thụ khoảng 640 triệu tấn tinh quặng và quặng cám với hàm lượng 60% ferrous. Tuy nhiên, công suất của mỏ quặng chỉ đạt 594 triệu tấn trong nửa cuối năm nay- tương đương khoảng 180 triệu tấn quặng tinh.

Nguồn tin: satthep.net

ĐỌC THÊM