Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các công ty thép Mỹ muốn chính phủ mạnh tay hơn nữa với vấn đề bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu của Trung Quốc

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có thể mang lại những điều tồi tệ cho các đối tác thương mại. Việc sụt giảm nhu cầu nội địa ở cả Trung Quốc và Mỹ đã đẩy các nhà sản xuất của cả hai quốc gia này rơi vào tình trạng thừa công suất. Các công ty Mỹ giờ đây đang quy kết các đối thủ đến từ Trung Hoa bán phá giá các sản phẩm của họ - bán thấp hơn giá thị trường - tại Mỹ. Mâu thuẫn này đặt ra thách thức thương mại đầu tiên cho Tân Tổng thống Obama, người phải cân bằng giữa lời hứa sẽ cứng rắn hơn với Bắc Kinh và nhu cầu của Mỹ đối với nguồn quỹ từ Trung Quốc nhằm bù đắp cho khoản thâm hụt thương mại lên tới 1 ngàn tỷ USD.
 
Nguyên nhân thổi bùng cuộc tranh luận chính là sự im lặng của Chính quyền Bush khi những nhà vận động hành lang cho các ngành sản xuất của Mỹ thường xuyên bị trì trích là quá mềm mỏng với Trung Quốc. Nhà Trắng ghi nhận hàng loạt các hành động bán phá giá nhưng vẫn cố tránh tranh luận về các vấn đề thương mại với sự im lặng đầy vẻ ngoại giao. Nhưng đến ngày 19 tháng 12, một trong những hành động cuối cùng của người đứng đầu Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ, Bà Susan Schwab khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cáo buộc Trung Quốc hỗ trợ bất hợp pháp cho các nhà xuất khẩu địa phương của Trung Quốc – các sản phẩm có tên tuổi, từ đồ gia dụng cho tới đồ trang sức, với sự hỗ trợ dạng như các khoản trợ cấp tiền mặt hay các khoản vay lãi suất thấp. Một quan chức thương mại Mỹ cho biết “Chương trình được sự phối hợp bởi nhiều cơ quan của Chính phủ trung ương và sẽ có tác động sâu rộng lên nhiều tỉnh và thành phố” “Chúng ta đang nói tới hàng trăm công ty”
 
Trung Quốc đã phủ nhận cáo buộc này, nhưng nhiều công ty Mỹ đang hậm hực muốn gây chiến. Ngành công nghiệp dệt may Mỹ cho rằng Trung Quốc đã nắm hơn một nửa thị trường may mặc Mỹ lần đầu tiên trong năm nay bằng cách bơm 10 tỷ USD thông qua các khoản trợ cấp xuất khẩu mới kể từ tháng 7. Các nhà vận động hành cho ngành công nghiệp Mỹ muốn Obama cần phải cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh, cả trên phương diện luật thương mại lẫn việc gây áp lực ngoại giao.
 
Vấn đề gây tranh cãi lớn nhất hứa hẹn sẽ là sản phẩm thép. Vào tháng 12, Uỷ Ban Thương mại Quốc gia Mỹ, trong một hành động độc lập với khiếu nại của Bà Susan Schwab, đã áp đặt mức thuế từ 35%- 40% cho các sản phẩm thép từ Trung Quốc nhằm bù trừ lại khoản hỗ trợ bị cáo buộc. Ông Scott Paul, Giám đốc điều hành Liên minh các nhà sản xuất Mỹ cho biết “Thép thường xuyên là dấu hiệu đầu tiên của các vấn đề thương mại khác”. “Chúng tôi cần phải phát đi tín hiệu cho thấy đó sẽ là hậu quả nếu như Trung Quốc vẫn tiếp tục bán phá giá”. Trung Quốc hiện vẫn đang thách thức những bằng chứng của Mỹ tại WTO.
 
 
Kể từ tháng 4, xuất khẩu thép hàng tháng của Trung Quốc vào Mỹ đã tăng gần gấp ba. Mức tăng khủng khiếp này, trên thực tế đã diễn ra trong giai đoạn, thậm chí ở vào giai đoạn mà nền kinh tế Mỹ sau đó đã chìm sâu vào suy thoái. Vào tháng 11, xuất khẩu thép của Trung Quốc vào Mỹ đã đạt mức cao nhất suốt từ trước tới nay. Cùng thời điểm, các nhà máy thép của Mỹ đang hoạt động chỉ với 43% công suất, là mức thấp nhất của họ trong 25 năm qua, và hàng loạt nhà máy thép của họ đã phải đóng cửa. Sau khi báo cáo lợi nhuận năm 2007, vào ngày 2/12 ngành thép Mỹ đã cho đóng cửa một số nhà máy tại Míchigan, Minesota và Misouri, đẩy 3500 công nhân rơi vào cảnh ngồi không.
 
Các doanh nghiệp Mỹ cho rằng một phần nguyên nhân của tình trạng này chính là việc sử dụng trợ cấp, khuyến khích bằng tiền và cắt giảm thuế của Bắc Kinh cho các nhà xuất khẩu nhằm ngăn chặn tình trạng thất nghiệp và duy trì sự ổn định. Số liệu cho thấy xuất khẩu thép của Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong năm 2009. Ông Barry D. Solaz, phó chủ tịch cao cấp về chính sách thương mại và kinh tế tại Viện Sắt và Thép Mỹ “Chúng tôi cảm thấy lo sợ” “liệu Trung Quốc có cố gắng xuất khẩu nhằm thoát khỏi khủng hoảng bằng cách bán phá giá tại đây”. Người được uỷ quyền thương mại tại Washington William H. Barringer đại diện cho các nhà sản xuất thép của Trung Quốc cho rằng hầu hết lượng thép nhập khẩu trong mùa thu tăng lên bao gồm các loại ống thép dùng cho thiết bị khoan dầu. Đơn hàng đã được đặt từ vài tháng trước đó khi mà giá dầu tăng cao. Giờ đây các chuyến hàng thép từ Trung Quốc đang giảm đi. Barringer dám chắc rằng các nhà sản xuất Mỹ đang cố gắng đẩy Trung Quốc phải giơ đầu chịu báng. Ông cho biết thêm “Đó chính là những gì mà ngành công nghiệp thép của Mỹ đã làm trong lịch sử” “Đó luôn luôn là một cuộc khủng hoảng trước mắt”
 
6 NĂM TRĂN TRỞ
 
Có nhiều yếu tố biến Trung Quốc trở thành mục tiêu ưa thích của các tranh chấp thương mại. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã đạt con số 233 tỷ USD chỉ tính từ đầu năm 2008 cho tới tháng 10, cao nhất từ trước tới nay. Kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2002, Trung Quốc đã trở thành một nhà sản xuất khổng lồ. 6 năm trước, lượng xuất khẩu thép của họ rất nhỏ. Kể từ khi họ tăng quy mô sản xuất lên gấp đôi tổng năng lực sản xuất của Mỹ, Trung quốc giờ đây sản xuất tới 40% tổng lượng thép của cả thế giới.
 
Tuy vậy, tình hình lại càng căng thẳng hơn do Bắc Kinh đã đưa ra các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu. Vào tháng 11, họ bắt đầu đưa ra việc hoàn trả một phần thuế giá trị gia tăng cho hàng ngàn sản phẩm sản xuất phục vụ xuất khẩu. Bắc Kinh cũng đã dừng việc làm cho đồng Nhân dân Tệ tăng giá so với đồng Đôla. Trong khi không hành động nào vi phạm các quy định của WTO, thực tế rằng Trung Quốc đang đẩy mạnh xuất khẩu trong khi công nghiệp toàn cầu đang réo lên hồi chuông báo động.
 

Giáo sư Tài chính của trường Đại học Bắc Kinh Pettis có những nhận định sâu sắc hơn khi ví hành động hoàn trả thuế của Trung Quốc giống như Đạo luật Thuế Smoot – Hawly năm 1930, Đạo luật mà đã tăng thuế rất cao nhằm bảo vệ các nhà sản xuất Mỹ. Đạo luật Smoot – Hawly đã bị trì chích mạnh mẽ vì đã gây ra làn sóng bảo hộ trên toàn cầu mà đã dẫn tới cuộc Đại Khủng hoảng. Trước đó, Mỹ đã là công xưởng của Thế giới và đã trải qua từ việc thừa công suất khổng lồ vào thời điểm cả thế giới co lại vì khủng hoảng, ông cho biết “Trung Quốc hiện cũng đang rơi vào tình trạng tương tự và tôi thấy rất rất lo lắng về vấn đề này”

 

(Internet)

ĐỌC THÊM