Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các nền kinh tế lớn đồng loạt suy giảm

Các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đều đang đồng loạt tụt dốc. Báo cáo từ châu Âu và châu Á ngày hôm qua càng làm tăng thêm mối lo ngại về tình hình kinh tế thế giới.

Mỹ có khả năng tiếp tục bị hạ xếp hạng tín dụng

Mặc dù Mỹ đang bước vào mùa mua sắm nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan do sức mua rất dè dặt. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn cố thủ ở mức gần 9%, trong khi kỳ vọng vẫn duy trì ở mức thấp khiến người dân hạn chế trong việc chi tiêu.

Tiêu dùng trong nước tháng 10 giảm trong khi đơn đặt hàng mà các nhà sản xuất nhận được cũng giảm mạnh, dự báo triển vọng kinh tế trong quý cuối cùng của Mỹ không mấy khả quan.

Tiêu dùng chiếm 70% hoạt động kinh tế của nước này. Tuy nhiên, theo số liệu Bộ Thương mại đưa ra ngày hôm qua thì tiêu dùng trong nước chỉ tăng 0,1% trong tháng 10 so với 0,7% hồi tháng Chín. Đơn đặt hàng các thiết bị có thời lượng giao hàng ít nhất 3 năm cũng giảm 0,7% sau khi giảm 1,5% hồi tháng Chín.

Tỷ lệ thất nghiệp vẫn cố thủ ở mức gần 9%, trong khi kỳ vọng vẫn duy trì ở mức thấp khiến cho người dân hạn chế trong việc chi tiêu. Mặc dù Mỹ đang bước vào mùa mua sắm nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan do sức mua rất dè dặt. Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu làm chao đảo thị trường tài chính và sự đe dọa lan rộng toàn cầu khiến cho các nhà sản xuất đau đầu khi nhu cầu sụt giảm chóng mặt.

Đại diện hãng xếp hạng tín dụng Moody's cho biết, thất bại của Ủy ban đặc biệt trong kế hoạch cắt giảm 1.200 tỷ USD thâm hụt ngân sách của chính phủ Mỹ không ảnh hưởng gì đến xếp hạng Aaa hiện tại của Mỹ vì nước này vẫn còn chương trình cắt giảm ngân sách tự động từ năm 2013. Tuy nhiên, bất kì sự sụt giảm nào trong kế hoạch giảm chi tiêu ngân sách tự động cũng có thể là căn cứ để Moody's hạ bậc tín dụng Mỹ.

Fitch cũng khẳng định đánh giá AAA của với một triển vọng tích cực đối với Mỹ. Tổ chức này cho biết, rất ít có khả năng sẽ hạ bậc xếp hạng Mỹ nhưng sự thất bại của Ủy ban đặc biệt có thể khiến Fitch hạ mức đánh giá triển vọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này từ "tích cực" xuống "tiêu cực".

Trước đó, S&P cũng tuyên bố giữ nguyên bậc xếp hạng tín dụng AA+ đối với Mỹ. Đầu tháng 8, nước Mỹ từng bị S&P hạ bậc xếp hạng tín dụng từ AAA xuống AA+ do lo ngại thâm hụt ngân sách và gánh nặng nợ nần tăng cao.

Ông Robert Dye, chuyên gia kinh tế tại Comerica, Dallas cho biết, "Chúng tôi dự báo mùa mua sắm năm nay không mấy khả quan nhưng cũng không đến nỗi thê thảm. Nền kinh tế vẫn chưa có những dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Trong khi đó môi trường kinh tế toàn cầu lại ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất trong nước."

Cổ phiếu trượt dốc kéo theo chỉ số Standard & Poor 500 giảm liên tiếp trong vòng sáu ngày qua.

Châu Âu - Trung Quốc lao đao

Trong khi đó tình hình tại Châu Âu và Trung Quốc cũng không có dấu hiệu khả quan hơn.

Đợt bán trái phiếu chính phủ diễn ra ngày hôm qua tại Đức được coi là một thất bại. Điều này làm dấy lên mối quan ngại cuộc khủng hoàng nợ châu Âu đang đe dọa trực tiếp đến nền kinh tế trụ cột này.

Báo cáo từ châu Âu và châu Á ngày hôm qua càng làm tăng thêm mối lo ngại về tình hình kinh tế thế giới. Các ngành dịch vụ và sản xuất tại châu Âu giảm mạnh. Nhu cầu trong ngành công nghiệp có mức giảm mạnh nhất trong gần ba năm qua. Trung Quốc cũng có tình trạng tương tự. Hoạt động sản xuất tại nước này giảm mạnh, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2009.

Theo khảo sát của ngân hàng HSBC, sản xuất tại Trung Quốc trong tháng này có thể giảm mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 2009 trong bối cảnh thị trường nhà đất cũng trong giai đoạn sụt sùi. Bên cạnh đó, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới được dự báo là có nguy cơ chững lại.

Cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đe dọa nghiêm trọng đến tình hình xuất khẩu của Trung Quốc khi nhu cầu của các nhà nhập khẩu sụt giảm mạnh. Trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì gặp phải những khó khăn chồng chất về tài chính do chính sách thắt chặt tín dụng. Bên cạnh đó chiến dịch của Thủ tướng Ôn Gia Bảo làm đóng băng thị trường nhà đất khiến doanh thu giảm 25% trong tháng trước. Việc mà Trung Quốc cần làm lúc này là giảm bớt áp lực lạm phát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng.

Chỉ số chứng khoán Thượng Hải đã giảm 0,4% sau khi ngân hàng HSBC đưa ra kết quả khảo sát trên. Trong khi đó đại diện ngân hàng Merrill Lynch Hoa Kỳ ngày hôm nay cho biết: ngân hàng trung ương Trung Quốc có thể cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào tháng 1 tới,.

Nguồn tin: VEF

ĐỌC THÊM