Các nước xuất khẩu thép chính tại Châu Á đã tỏ ra vô cùng tức giận trước biên độ thuế chống bán phá giá mà Ấn Độ áp dụng cho thép của họ. Hồi ngày 10/4, Tổng giám đốc cơ quan thuế quan và chống bán phá giá (DGAD) đã công bố quyết định mức thuế chuối cùng cho các loại thép cuộn cán nóng và nguội nhập khẩu từ các nước Châu Á. Trong ngày đầu tuần, DGAD đã quyết định mức thuế tham khảo tối thiểu mà các nhà nhập khẩu thép vào nước này phải trả. Thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng trong giai đoạn 5 năm đối với thép cán nóng kể từ ngày 2/8/2016 và các sản phẩm cán nguội từ 17/8/2016, thời điểm các mức thuế tạm thời lần đầu được thông báo. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu Châu Á đã rất giận dữ với quyết định trên. Họ tin rằng điều này là không công bằng và thật sự rất đáng tiếc, theo như Nhật Bản phát biểu ngày 11/4 khi hỏi New Delhi dựa vào gì để kết luận các nhà máy thép Ấn Độ đã bị tổn hại vật chất nặng nề trước thép nhập khẩu Nhật Bản. Bộ Công nghiệp Nhật đã theo dõi quá trình điều tra và trình bày rằng xuất khẩu thép của họ không hề gây bất cứ tổn hại nào tới các nhà máy Ấn Độ. Một thương nhân Mumbai đã xác nhận với Hàn Quốc rằng điều này sẽ làm hạn chế xuất khẩu ít nhất 5 năm. Trong khi đó, các thương nhân Trung Quốc lại phản hồi một cách nhẹ nhàng trước thông báo trên. Họ cho rằng thuế sẽ không tác động nhiều tới các nhà xuất khẩu tới nước này vì Ấn Độ trước đó cũng đã dùng các biện pháp bảo vệ hàng nhập khẩu để ngăn chặn xuất khẩu thép Trung Quốc tới Ấn Độ. Trong khi đó, không có gì ngạc nhiên khi các nhà máy thép Ấn Độ rất hoan nghênh quyết định trên vì họ không còn phải mệt mỏi cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ nữa trong vòng 5 năm.
Thuế chống bán phá giá được áp dụng cho các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Braxin và Indonesia đối với các loại thép cuộn có mã số HS 7208, 7211, 7225 và 7226. Thuế chống bán phá giá cũng được áp dụng cho thép cán nguội có mã số 7209, 7211, 7225 và 7226 từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ukraina.
Nguồn tin: Satthep.net