Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các "ông lớn" gây áp lực lên Trung Quốc (Phần 1)

Hai nhà xuất khẩu quặng lớn trên thế giới là ArcelorMittal và Posco đã quyết định giảm bớt hoạt động xuất hàng ra nước ngoài để phục vụ cho nền sản xuất trong nước. Do đó, nhà nhập khẩu quặng lớn nhất thế giới - Trung Quốc đang đứng trước áp lực phải chấp nhận giá nguyên liệu đầu vào tăng cao trong tương lai gần.

Theo cuộc điều tra từ 17 nhà cung cấp quặng lớn trên thế giới, các hợp đồng giao dịch quặng trong năm nay sẽ tăng ít nhất  31% so với mức giá cũ. Đây là mức giá cao kỷ lục lần thứ hai trong vòng 5 năm qua.

Thậm chí, nhà máy Nomural và Bank of  America Merrill Lynch ( Mỹ) dự định nâng giá lên khoảng  50%. Trong năm 2009 vừa qua, ba nhà cung cấp quặng lớn nhất thế giới  là BHP Billinton, Rio Tinto và Vale đã cùng nhau hạ giá quặng xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua, giảm khoảng 33% so với năm 2008.

Theo ông Colin Hamiton (trực thuộc nhà máy Macquairie Security Group), lúc trước thị trường Trung Quốc là động lực chính khiến giá quặng tăng cao. Nhưng trong thời gian gần đây, sự trỗi dậy của nhiều nhà máy ngoài Trung Quốc và áp lực xuất hàng cung ứng cho các nhà máy ở Châu Âu cũng như các khu vực khác khá lớn khiến nhu cầu tăng giá quặng càng trở nên cấp thiết hơn. Trung Quốc không còn đứng ở vị thế độc tôn như trước.

Trong năm nay, Posco sẽ nâng sản lượng lên khoảng 10%, nhà cung ứng quặng lớn nhất thế giới ArcelorMittal cũng sẽ nâng công suất để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Theo nhận định của tổ chức Golman Sachs JB Were Pty, khi giá quặng lên đến mức cao nhất trong vòng 13 tháng (135 USD/tấn) như thời gian vừa qua đã khiến cho thị trường Trung Quốc khủng hoảng, gây ra  hệ lụy giá thép tăng “chóng mặt”.

Theo nhận định của ông Peter Richardson, trong năm 2010 này, nhu cầu quặng của nhà máy lớn nhất Trung Quốc là Baosteel tăng 6.2% và nhu cầu của các nhà máy khác tăng khoảng 16%.

Thế giới đã hồi phục.

Dự báo, trong năm nay, sản lượng thép thô của thế giới (trừ Trung Quốc) sẽ tăng khoảng 100 triệu tấn. Do các cuộc đàm phán giữa các nhà máy sản xuất và các công ty cung ứng quặng không thành công, nên giá quặng tăng là hệ quả tất yếu. Có thời điểm mức giá tăng cao kỷ lục, lên đến 135 USD/tấn.

Trung Quốc cho rằng giá giảm 33% so với trong hợp đồng năm 2009 là quá ít nên không chấp nhận chào mua từ các nhà cung ứng quặng mà chuyển sang mua ở thị trường vật chất. Ông Daneil Fairclough thuộc tổ chức ICAPE Quities cho rằng, trong năm nay Trung Quốc có nhiều khả năng phải chấp nhận mức giá trong các hợp đồng mua quặng vì nước này gặp khá nhiều áp lực khi giá quặng trên thị trường vật chất cũng đã lên khá cao. Theo nhận định của tổ chức Morgan Stanley, lượng quặng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng từ mức 628 triệu tấn năm 2009 lên 667 triệu tấn trong năm 2010. Các quốc gia khác ngoài Trung Quốc tăng từ mức 283 triệu tấn lên 329 triệu tấn.

Nhiều khả năng nhu cầu sẽ hồi phục lại.

Theo ghi nhận từ Bloomberg, doanh số bán ra của BHP Billinton, Rio Tinto và Vale de Rio Doce vào khoảng 44.3 tỷ USD. Hãng cung ứng quặng lớn thứ hai thế giới có trụ sở tại Luân Đôn (Anh)- BHP Billinton cho biết, trong quý IV sản lượng của nhà máy sẽ tăng lên khoảng 49%. Còn theo nhận định của hãng cung ứng quặng lớn nhất thế giới Vale, nhu cầu quặng thế giới trong năm nay sẽ nhanh chóng hồi phục.  

ArcelorMittal cho biết trong quý III năm 2010 công ty sẽ tăng sản lượng từ 61% lên 70%, nhà máy có trụ sở tại Luxemburg (Nam Phi) này dự tính thu về lợi nhuận khoảng 3,8 tỷ USD từ hoạt động kinh doanh trong năm nay. Theo thăm dò của Blommberg, lợi nhuận trong năm 2010 của Nippon Steel có khả năng tăng mạnh. Nhà máy có tốc độ phát triển nhanh nhất Châu Á - Posco (Hàn Quốc) đặt mục tiêu tăng trưởng 17% trong năm nay.

(Sacom)

ĐỌC THÊM