Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các rào cản và sự tăng giá của Trung Quốc mang lại cơ hội mới cho thương mại thép

Chủ nghĩa bảo hộ đã định hình lại các tuyến thương mại thép truyền thống. Các lộ trình mới nổi- hoặc tái xuất hiện – trong số một loạt các hành động chống bán phá giá và các rào cản phi thuế quan được thông qua tại Mỹ, EU, Ấn Độ và các khu vực khác của châu Á, chủ yếu là chống lại xuất khẩu ồ ạt của Trung Quốc khi tăng trưởng thị trường trong nước chậm lại từ năm 2014-15.
Trung Quốc đang bị nhắm tới trong hơn một nửa của 139 vụ bán phá giá có hiệu lực, hạn chế thương mại với 21 quốc gia, mang lại cơ hội thị trường cho các nhà sản xuất thép ở các nước khác, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, EU, Algeria và thậm chí Iran, và giá thép toàn cầu đang tăng.
Tuy nhiên, động lực thị trường thép tiếp tục thay đổi. Chi tiêu tiêu dùng mới và một chương trình cơ sở hạ tầng khổng lồ đang giữ cho thép Trung Quốc ở trong nước nhiều hơn, nơi giá cả tăng mạnh. Việc tái cơ cấu đang cắt giảm một số cơ sở lạc hậu hay ô nhiễm của Trung Quốc - một ảnh hưởng khác của thị trường.
Xuất khẩu thép của Trung Quốc giảm 3% trong năm 2016 xuống 109 triệu tấn, tương đương với 12% sản lượng của nước này, từ mức kỷ lục 112,4 triệu tấn vào năm 2015 và tiếp tục giảm. Xuất khẩu tháng 2 là 5.75 triệu tấn, giảm 29% so với năm ngoái xuống mức thấp nhất trong ba năm. Điều này cũng làm tăng cơ hội cho các nhà sản xuất thép ở những nơi khác, hiện đang bước vào thị trường, đặc biệt ở Đông Nam Á, nơi mà các sản phẩm của Trung Quốc được coi là không cạnh tranh.
Tổng thống Donald Trump cũng có thể gây ảnh hưởng đến thương mại thép thế giới, với chiến dịch “Buy America” của ông và nói về các khoản thuế nhập khẩu mới, chắc chắn sẽ làm cho giá trong nước cao, làm thất vọng người tiêu dùng. Lợi nhuận của các nhà máy ở Mỹ hiện tại là lớn, nhưng lại nhỏ đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm năng ở Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Nam Phi trong những tuần gần đây đã đưa ra một quy định bắt buộc các dự án xây dựng của nhà nước chỉ sử dụng vật liệu sản xuất trong nước, Ấn Độ đang xúc tiến chiến dịch mua thép nội địa và Algeria bảo vệ sản xuất thép đang tăng trưởng của nước này thông qua hạn ngạch nhập khẩu.
Tuy nhiên, theo Tổ chức Thương mại Thế giới kịch bản tiếp tục khó khăn: mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi nhẹ, nhưng tăng trưởng trong thương mại toàn cầu theo sau tăng trưởng kinh tế, với khối lượng giao dịch hàng hóa thế giới sụt giảm kể từ năm 2015. Các nhà sản xuất thép với thị trường nội địa yếu và cơ chế bảo hộ kém phát triển, chủ yếu ở Mỹ Latinh và các nước thuộc Trung Đông, tiếp tục bị ảnh hưởng.

Nguồn tin: satthep.net

ĐỌC THÊM