Các nhà máy thép tại EU, Mỹ Latinh, Mỹ, Canada và Mexico cùng nhau lên tiếng chống lại các chính sách thép mới gần đây từ Trung Quốc và nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã không tuân thủ theo các điều kiện của nền kinh tế thị trường.
Ngành thép đang chịu thiệt hại từ công suất quá mức toàn cầu và hàng nhập khẩu giá thấp. Trong đó, Trung Quốc là nước có công suất sản xuất cao nhất trong bối cảnh tăng trưởng chinh tế chậm chạp đã phá vỡ thị trường thép toàn cầu.
Mười hiệp hội thương mại cho biết họ đã cùng ký vào một bản tuyên bố chung đồng nghĩa với việc họ sẽ tiếp tục yêu cầu Chính Phủ xem xét cẩn thận trước khi ra quyết định quá vội vàng công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường. Trung Quốc đã yêu cầu được công nhận là nền kinh tế thị trường bởi các thành viên WTO vào cuối năm 2016.
Quyết định của mỗi nước sẽ có hệ quả lớn về việc liệu nền kinh tế của họ có được phục hồi sau khi chống bán phá giá thép nhập khẩu Trung Quốc hay không. Dựa vào tình hình ngành thép Trung Quốc hiện tại có thể thấy rõ nước này chưa đủ chuẩn để trở thành nền kinh tế thị trường. Nước này sản xuất thép quá mức, ước tính lên tới 425 triệu tấn trong khi thiếu chính sách hiệu quả để quản lý là bằng chứng nước này vẫn chịu sự quản lý từ nhà nước theo kiểu từ trên xuống.
Các hiệp hội đã cùng ký vào bản tuyên bố là Eurofer, the American Iron and Steel Institute, Canacero, Alacero, Turkish TCUD, Hiệp hội các nhà máy thép Canada và Instituto Aço Brasil.
Tom Gibson, Tổng thống AISI, cho biết bản tuyên bố này chủ yếu hướng vào vấn đề công suất quá mức chứ không phải gây xung đột thương mại. Braxin và Thổ Nhĩ Kỳ mới tham gia cho thấy công suất quá mức có sức ảnh hưởng tới toàn cầu.
Nguồn tin: Satthep.net