Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cái khó bó cái khôn

Đến năm 2015, thuế suất nhập khẩu vào VN của thép Trung Quốc chỉ còn 0%, thay vì ở mức 15-20% (tùy loại) như hiện nay. “Chỉ cần Trung Quốc “xả” một lượng thép ít ỏi trong tổng công suất sản xuất lên đến hơn 700 triệu tấn/năm sang VN với giá rẻ, các doanh nghiệp thép VN chỉ còn cách bán hết nhà máy và ngồi đó nhìn họ lấy thị trường” - ông Đỗ Duy Thái, tổng giám đốc Công ty cổ phần Thép Việt (Pomina), lo lắng.

Theo ông Phạm Chí Cường - chủ tịch Hiệp hội Thép VN, tổng năng lực sản xuất thép và phôi thép hiện nay của VN khoảng 16 triệu tấn/năm, nhưng có đến gần cả trăm doanh nghiệp tham gia sản xuất với công suất vài trăm ngàn tấn, thậm chí chỉ có vài chục ngàn tấn sản phẩm/năm, chưa kể hàng loạt dự án quy mô nhỏ vẫn đang xếp hàng chờ cấp phép tại nhiều tỉnh thành. Do quy mô sản xuất nhỏ, sử dụng công nghệ sản xuất tiêu hao điện năng lớn nên giá thành sản phẩm không thể có được ở mức giá lý tưởng khiến sức cạnh tranh rất yếu ngay cả tại sân nhà.

“Doanh nghiệp trong nước cứ tiếp tục lao vào đầu tư những dự án nhỏ và manh mún, thiếu những dự án mang tầm nhìn chiến lược đủ sức cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu, được dự báo sẽ tràn vào VN kể từ năm 2015 trở đi khi Hiệp định thương mại ASEAN+1 được thực thi hoàn toàn” - ông Cường nói. Theo ông Đỗ Duy Thái, chỉ khi áp dụng công nghệ tiên tiến, giảm mạnh chi phí sản xuất mới mong giá thành sản phẩm được kéo về mức thấp nhất. “Mà cạnh tranh với thép Trung Quốc, nếu giá bán của doanh nghiệp trong nước không hấp dẫn, dù sản phẩm có chất lượng đến mấy cũng rất dễ bị hàng phẩm cấp kém nhưng giá quá rẻ của họ đánh bật” - ông Thái khẳng định. Thế nhưng, doanh nghiệp thép VN muốn đầu tư lớn cũng gặp vô vàn khó khăn, trong đó lớn nhất là câu chuyện vốn.

Lấy dự án của Pomina làm ví dụ, ông Đỗ Duy Thái cho biết với khoản nợ 60 triệu USD lúc vay để làm nhà máy sản xuất luyện phôi thép công suất 1 triệu tấn/năm, doanh nghiệp này hiện phải trả lãi ngân hàng mỗi tháng lên tới hàng chục tỉ đồng. Nhưng đây chỉ mới giai đoạn I của dự án. Nếu tính tổng vốn đầu tư cho toàn dự án lên đến 300 triệu USD, có lẽ sắp tới đây khi triển khai giai đoạn 2 - vốn đã bị trì hoãn nhiều lần do kinh tế rơi vào khó khăn - doanh nghiệp sẽ tiếp tục đi vay và số tiền lãi phải trả còn tăng cao hơn gấp bội so với mức hiện tại. “Cái khó đang bó cái khôn. Dù biết chỉ có thể đấu lại với thép Trung Quốc là phải sản xuất lớn với chất lượng tốt và giá thành cạnh tranh, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được vì thiếu vốn. Ngay cả đi vay được thì việc trả lãi vay cũng là câu chuyện đau đầu của doanh nghiệp” - ông Thái nói.

Nguồn tin: Tuổi trẻ

ĐỌC THÊM