Khả năng kiểm soát kém, thiếu chủ động trong ứng phó đang khiến cho nhiều nước Châu Á càng dễ bị tổn thương trong khủng hoảng.
Kế hoạch giảm lãi suất của NHNN Việt Nam sẽ được thực hiện trong vài ngày tới. Bên cạnh những tác động tích cực có thể mang lại cho nền kinh tế thì lo ngại lớn nhất đối với các nhà hoạch định chính sách lúc này là hệ lụy của quyết định đối với tình trạng lạm phát vốn đã luôn ở mức báo động tại VN. Đây là một ví dụ cho thấy kinh tế châu Á rất dễ bị tổn thương trước những ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu.
Thiếu chủ động trong phát triển kinh tế
Vào thứ Ba vừa qua, NHNN Việt Nam tuyên bố sẽ giảm 1% lãi suất cho vay trong vài ngày tới. Indonesia và Philippines cũng có động thái tương tự khi mà tỷ lệ tăng trưởng tại khu vực thời gian gần đây còn ở mức thấp. Trong khi đó, các nhà kinh tế lo ngại về áp lực lạm phát có thể quay trở lại trước diễn biến giá dầu tăng cao.
Hiện nảy sinh nhiều sức ép khiến cho các ngân hàng Trung ương châu Á gia tăng cắt giảm lãi suất mặc cho những lo ngại về tình trạng lạm phát sau khi Trung Quốc cho biết họ đang giảm mục tiêu 8% tăng trưởng hàng năm.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết chính phủ nước này dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng kinh tế trong năm nay ở mức 7,5%. Động thái này được nhà kinh tế đánh giá là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang nới lỏng áp lực tăng trưởng, khuyến khích phát triển cân đối và bền vững.
Kinh tế Ấn Đô cũng có những phản ứng tương tự. Tỷ lệ tăng trưởng hàng quý thấp so với hai năm trước.
Bức tranh thiếu ổn định về nền kinh tế tại một số khu vực châu Á đang đặt ra nghi vấn rằng liệu các thị trường mới nổi có thể ổn định được nhịp độ phát triển như là họ đã làm được kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay không.
Điều đáng lưu ý là nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, Indonesia, Philippines lại quá phụ thuộc vào diễn biến kinh tế của Trung Quốc. Kinh tế tại các quốc gia này đã có những chuyển biến tích cực sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng bởi trong thời gian đó, nhu cầu của Trung Quốc đối với các mặt hàng xuất khẩu của họ vẫn được duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh Trung Quốc hạn chế tốc độ tăng trưởng thì không thế phủ nhận các nền kinh tế này sẽ bị tổn thương.
Giám đốc ngân hàng lớn nhất Indonesia PT Bank Mandiri, ông Pahala Mansury cho rằng những gì đã xảy ra tại Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là những dấu hiệu đáng báo động. Ông nói, mặc dù ngân hàng vẫn dự báo tốc độ tăng trưởng của Indonesia sẽ đạt hơn 6% trong năm nay, nhưng trước tình hình kinh tế tại Trung Quốc và Ấn Độ, thì cũng không thể chắc chắn. Lý do quốc gia này vẫn đạt tăng trưởng 4,5% vào năm 2009 là bởi kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian đó vẫn phát triển tương đối mạnh.
Cắt giảm hơn nữa lãi suất và kỳ vọng tăng trưởng
Các nhà kinh tế cho biết, một giải pháp ứng phó có thể được thực hiện đó là cắt giảm hơn nữa tỷ lệ lãi suất.
Cũng không thể nói trước rằng liệu pháp này bao giờ sẽ được thực hiện. Vào tháng trước thị trường tài chính tại Indonesia giảm 0,25%. Ngân hàng nước này sẽ triệu tập cuộc họp chính sách vào thứ Năm tuần này và một số nhà kinh tế dự báo rằng Indonesia vẫn sẽ giữ tỷ lệ lãi suất khi có những dấu hiệu lạm phát đáng lo ngại. Tuy nhiên, về lâu dài, ngân hàng nước này sẽ tính đến giải pháp giảm lãi suất nếu cần thiết.
Trong khi đó, ngân hàng Trung ương Philippines vào tuần trước đã quyết định cắt giảm 1,25% lãi suất.
Tại nhiều khu vực châu Á, có những dấu hiệu cho thấy tình hình sản xuất có thể gia tăng khi mà châu Âu đang phải vật lộn để vượt qua cuộc khủng hoảng nợ. Chỉ số Purchasing Managers Index của Trung Quốc đã tăng lên mức 51 điểm từ 50,5 điểm vào tháng Giêng. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 9 năm ngoái.
Mặc dù vậy, trong thời gian tới, có thể tỷ lệ lãi suất sẽ tiếp tục giảm nếu như nhu cầu của Trung Quốc và toàn cầu yếu đi.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, đến tháng Tư, lãi suất sẽ được cắt giảm hơn nữa tại Indonesia và Philippines nếu như tốc độ tăng trưởng vẫn chậm chạp và lạm phát được duy trì ở mức vừa phải. Gần đây, sự tăng giá của đồng tiền peso của Philippines và đồng rupiah của Indonesia đã phần nào giúp kiềm chế tình trạng lạm phát.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng Hai của Indonesia giảm nhẹ xuống 3,6% so với 3,7% tháng trước. Tại Philippines, lạm phát giảm xuống còn 2,7%/ năm trong tháng Hai so với 3,9% trong tháng Giêng. Nhiều nhà kinh tế lo ngại lạm phát sẽ tiếp tục tăng trước những tác động của giá xăng dầu.
NHNN Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục cắt sau một thời gian dài lãi suất liên tục được điều chỉnh tăng. Việt Nam cho biết, trong vòng 1 năm qua, lãi suất đã tăng lên 6% để đối phó với thực trạng lạm phát cao nhất châu Á.
Vào tháng hai, lạm phát giảm xuống còn 16,4% sau khi đạt mức kỷ lục 23% vào tháng 8 năm ngoái. Các nhà kinh tế dự báo cắt giảm hơn nữa lãi suất cho vay để thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu tại Mỹ và Châu Âu tiếp tục là vấn đề nan giải. Tuy nhiên, lo ngại lớn nhất đối với các nhà hoạch định chính sách lúc này là hệ lụy của quyết định giảm lãi suất đối với tình trạng lạm phát vốn đã luôn ở mức báo động tại quốc gia này.
Không phải các nền kinh tế trong khu vực đều có một tình trạng chung. Tại Thái Lan, sau hai lần cắt giảm lãi suất, kinh tế của nước này đã phục hồi tốt sau thảm họa lũ lụt vào năm ngoái. Ngân hàng trung ương nước này sẽ duy trì mức lãi suất 3% cho đến quý 3. Tuy nhiên, nếu những yêu cầu thực tế do tác động của thực trạng kinh tế thế giới, Thái Lan linh hoạt trong việc điều chỉnh cắt giảm lãi suất hơn nữa.
Nguồn tin: VEF