Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Châu Âu tiết lộ danh sách đánh thuế các mặt hàng của Mỹ

 Liên minh châu Âu (EU) đã công bố danh sách hàng trăm mặt hàng của Mỹ mà họ có thể đánh thuế nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump kiên quyết áp thuế đối với nhôm và thép nhập khẩu từ khu vực này.


Ảnh Internet

Danh sách các mục tiêu tiềm năng mà EU có thể áp thuế dài đến 10 trang, bao gồm các mặt hàng như thuốc lá, ngô ngọt, lò nướng, chảo, son môi và bồn rửa mặt bằng thép không gỉ. Trước đó, EU cũng đã đe dọa đánh thuế đối quần Jean, bơ đậu phộng, việt quất, nước cam, rượu Bourrbon Whiskey và mô tô. Những sản phẩm này cũng xuất hiện trong danh sách mới được mở rộng.

Tổng giá trị xuất khẩu hàng năm của những mặt hàng trong danh sách là khoảng 6,4 tỷ Euro (7,9 tỷ USD), tương đương với giá trị xuất khẩu nhôm và thép của EU vào thị trường Mỹ mỗi năm.

Danh sách được chia làm 2 phần: một là những sản phẩm của Mỹ phải đối mặt với trả đũa ngay lập tức, và hai là những sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng nếu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra phán quyết mức thuế của Mỹ là sai quy định hoặc sau thời gian 3 năm. EU sẽ áp thuế lên tới 25% đối với nhóm đầu tiên.

Hiện tại, giá trị thương mại giữa Mỹ và EU đạt hơn 1 nghìn tỷ Euro (1,3 nghìn tỷ USD) mỗi năm.

Cao ủy Thương mại châu Âu Cecilia Malmström cho biết vào tuần trước, phản ứng của EU đối với thuế nhập khẩu thép vào nhôm của Mỹ sẽ là “tương xứng” và tuân thủ các quy định của WTO. Bà Cecilia Malmström cho rằng mức thuế mới của Mỹ là “cực kỳ bất công” và là một mối đe dọa đến người lao động châu Âu.

Các nhà phân tích cảnh báo căng thẳng giữa Mỹ và EU có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh thương mại, gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế và khiến giá cả leo thang. Trong khi đó, ông Trump cho biết bất kỳ động thái áp thuế trả đũa nào từ EU cũng sẽ kéo theo mức thuế cao mà Mỹ áp lên các nhà sản xuất ô tô châu Âu.

28 quốc gia thuộc EU sản xuất 10% lượng thép thế giới. Các quan chức thương mại EU đang lo lắng trước nguy cơ thép không bán được tại thị trường Mỹ và quay trở lại EU, khiến giá giảm.

Mỹ là nước nhập khẩu thép lớn nhất thế giới với tổng giá trị kim ngạch đạt 29 tỷ USD trong năm 2017.

Trung Quốc - sản xuất khoảng một nửa lượng thép thế giới - từng bị cáo buộc bán phá giá thép trên nhiều thị trường, đẩy giá giảm, buộc các đối thủ đóng cửa nhà máy và khiến hàng nghìn người mất việc.

Nguồn tin: Đấu thầu

ĐỌC THÊM