Thép nhập khẩu từ Nhật Bản, Canada và châu Âu sẽ phải chịu "cú đấm" mạnh mẽ nhất từ hình phạt thương mại mà Washington có thể sẽ áp dụng bởi các biện pháp chống bán phá giá trước đó đã khiến thép của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm mạnh.
Brussels tuyên bố sẵn sàng trả đũa nếu Mỹ áp đặt thuế hoặc hạn ngạch nhập khẩu thép từ châu Âu. Trước đó, tổng thống Donald Trump đe dọa hạn chế nhập khẩu thép vì lý do an ninh quốc gia.
Bà Cecilia Malmström, Cao uỷ Thương mại EU kêu gọi chính quyền ông Trump không nên áp đặt hàng rào thuế quan nhập khẩu thép vì như vậy sẽ ảnh hưởng xấu tới châu Âu. "Mỹ và châu Âu là bạn và là đồng minh vì thế chúng tôi nghĩ rằng châu Âu sẽ phải chịu bất công vì điều này. Chúng tôi sẽ chờ đợi xem biện pháp thuế mới mà Mỹ ban hành có tuân thủ với quy định của WTO hay không. Nếu điều này gây tổn hại đến châu Âu thì tất nhiên chúng tôi sẽ trả đũa".
"Tôi sẽ không tiết lộ cụ thể cách thức châu Âu sẽ trả đũa như thế nào và khi nào chúng tôi làm điều đó nhưng tất nhiên chúng tôi đang chuẩn bị kỹ càng cho mọi kịch bản có thể xảy ra", bà nói.
Phát biểu của bà nhắm vào khả năng chiến tranh thương mại có thể xảy nếu ông Trump thực hiện đúng cam kết bảo vệ ngành công nghiệp thép trong nước. Ông luôn cho rằng cạnh tranh ngành thép trên thị trường quốc tế là không bằng.
Chính vì điều này ông Trump đã gấp rút yêu cầu một cuộc điều tra khẩn cấp về tác động của thép nhập khẩu lên an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Kết quả của cuộc điều tra cũng như hành động của ông Trump sẽ sớm được công bố. Dự kiến đây sẽ là động thái bảo vệ thương mại lớn nhất của Tổng thống Trump từ trước đến nay.
Một quan chức thuộc chính quyền ông Trump cho biết chính phủ Mỹ sẽ không công bố kết quả cuộc điều tra trong tuần này. Thay vào đó, bản kết quả sẽ được công bố vào tháng hành động "Made in Ameria" (tạm dịch: Người Mỹ dùng hàng Mỹ) được tổ chức vào tháng 7.
Trong phiên điều trần trước quốc hội vào tuần trước, đàm phán viên cấp cao của tổng thống Donald Trump ông Robert Lighthizer đã xoa dịu khả trả đũa.
Khả năng Mỹ áp đặt thuế hoặc hạn ngạch thép mới còn khiến một số quốc gia châu Âu thuộc thành viên NATO như Đức cũng phải đứng lên phản đối.
Thép nhập khẩu từ Nhật Bản, Canada và châu Âu sẽ phải chịu "cú đấm" mạnh mẽ nhất từ hình phạt thương mại mà Washington có thể sẽ áp dụng bởi các biện pháp chống bán phá giá trước đó đã khiến thép của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm mạnh.
Bà Malmström tuyên bố rằng Brussels sẽ buộc phải đáp trả đối với bất cứ hành động nào gây tổn hại đến các doanh nghiệp của châu Âu.
"Tôi cho rằng chúng ta cần phải đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuật ngữ "chiến tranh thương mại" vì nếu điều này xảy ra không hề dễ chịu một chút nào đối với các quốc gia trên toàn thế giới. Tất nhiên, chúng tôi muốn tránh tất cả những nhân tố gây căng thẳng giữa các bên nhưng nếu các doanh nghiệp của chúng tôi bị tổn hại, chúng tôi sẽ đáp trả".
Các quan chức châu Âu - những người luôn cho rằng cáo buộc của ông Trump về thép nhập khẩu đe dọa tới an ninh quốc gia là hoàn toàn không có cơ sở, hiện vẫn chưa tiết lộ quy mô của hình phạt mà Mỹ có thể áp dụng.
"Chúng tôi không hay đề cập đến chuyện trả đũa nhưng đây là một trong những dịp chúng tôi phản ứng mạnh mẽ nhất", một quan chức ngoại giao châu Âu cho biết.
Trong một tờ trình gửi tới ban điều tra thép của Mỹ, Brussels cho rằng việc Mỹ áp đặt các biện pháp lên các sản phẩm thép nhập khẩu từ tất cả các nước vì lý do an ninh quốc gia là không công bằng. Cũng theo thông tin từ tờ trình, rất khó để đánh giá xem thép nhập khẩu có thể thay thép nội địa như thế nào hay nó khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng ra làm sao bởi hiện nay số lượng thép nhập khẩu vào thị trường Mỹ đang giảm.
Brussels tranh luận rằng "Giá thép giảm đương nhiên là do nhập khẩu và khai thác quá nhiều hoàn toàn không có mối liên quan gì đến an ninh quốc gia Mỹ".
Bà Malmström quả quyết EU sẽ đoàn kết để giải quyết chuyện này. "Chúng tôi hiểu rằng Mỹ đang rất lo lắng trước tình hình thép ở Trung Quốc nhưng chúng tôi không cho rằng việc áp dụng các biện pháp thuế là đúng đắn."
Nguồn tin: NDH