Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Chi hơn 10 tỷ USD nhập khẩu sắt thép: Thực tế buồn

  Không chỉ rơi vào tình trạng nhập siêu, thép Việt Nam còn đang chịu thêm nỗi lo dính kiện vì nghi ngờ đội lốt thép TQ xuất khẩu sang Mỹ.

Việt Nam nhập siêu lớn ngành thép

Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu nhập khẩu đến 15/12. Theo đó, nhập khẩu cả nước đã tăng lên 165,2 tỷ USD.

Dẫn đầu nhóm nhập khẩu lớn nhất trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam là nhập khẩu nhiều nhất là Máy móc, thiết bị, phụ tùng (khoảng 26,7 tỷ USD); Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (khoảng 26,6 tỷ USD).

Sắt thép là nhóm hàng đứng ở vị trí thứ 3 trong cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam, với tổng giá trị trên 10,4 tỷ USD.


Không chỉ rơi vào tình trạng nhập siêu, thép Việt Nam còn đang chịu thêm nỗi lo
dính kiện vì nghi ngờ đội lốt thép TQ xuất khẩu sang Mỹ.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến 15/12, Việt Nam đã chi hơn 7,6 tỷ USD nhập khẩu 17,65 triệu tấn sắt thép các loại. Trong đó phôi thép chỉ đạt hơn 1 triệu tấn, tương ứng 320 triệu USD. Nhập khẩu nhóm sản phẩm từ sắt thép cũng tăng mạnh đạt 2,8 tỷ USD.

Ở chiều ngược lại, tính đến 15/12, Việt Nam xuất khẩu được 3,2 triệu tấn thép, trị giá 1,8 tỷ USD. Nhóm sản phẩm từ sắt thép cũng chỉ xuất khẩu được 1,88 tỷ USD.

Tổng cộng xuất khẩu sắt thép đạt khoảng 3,7 tỷ USD. Kết quả trên khiến Việt Nam rơi vào trạng thái nhập siêu lớn trong ngành thép, với mức thâm hụt lên tới 6,7 tỷ USD.

Đặc biệt, thông báo của Tổng cục Hải quan nêu rõ, nhập khẩu thép của Việt Nam có xu hướng giảm cả số lượng và giá về cuối năm. Tuy nhiên 11 tháng năm 2016, lượng nhập khẩu thép cả nước vẫn tăng 22,5% về lượng so với cùng kỳ.

Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Bộ Công Thương đang lên kế hoạch Dự thảo Quy hoạch Hệ thống Sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.

Theo đó đến năm 2020 sản lượng sản xuất gang và sắt xốp sản xuất trong nước sẽ đạt 8 triệu tấn; năm 2025 đạt 15 triệu tấn; năm 2035 đạt 30 triệu tấn.

Sản lượng sản xuất phôi thép đến năm 2020 sẽ đạt sản lượng 18 triệu tấn; năm 2025 đạt 27 triệu tấn; năm 2035 đạt 52 triệu tấn phôi thép. Đặc biệt, sản lượng xuất khẩu gang, thép các loại đến năm 2020 đạt 3 triệu tấn; năm 2025 đạt 4 triệu tấn; năm 2035 đạt 6 triệu tấn gang và thép các loại.

Tuy nhiên sau 2 lần đưa ra quy hoạch, nhiều chuyên gia và các nhà kinh tế vẫn bày tỏ nghi ngại với kế hoạch phát triển dài hạn ngành thép của Việt Nam. Điều này khiến Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh buộc phải ký quyết định thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn quy hoạch thép.

Thép Việt xuất sang Mỹ dính kiện chưa có hồi kết

Tình trạng thép Việt Nam nhập siêu hay quy hoạch thép còn nhiều điểm tranh cãi của các chuyên gia chưa phải là nỗi lo duy nhất của chúng ta hiện nay.

Câu chuyện thép Việt xuất sang Mỹ dính kiện vì nghi vấn đội lốt thép Trung Quốc đến thời điểm này vẫn chưa có lời kết.

Đầu tháng 10 vừa qua, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) đã thông báo, sau khi Hoa Kỳ ban hành lệnh áp thuế với sản phẩm thép chống ăn mòn (thép mạ), lượng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm rõ rệt nhưng lượng xuất khẩu sản phẩm này từ Việt Nam sang Mỹ lại tăng lên đột biến.

Các thương nhân tại thị trường thép tấm Mỹ đã và đang hủy đơn đặt hàng của họ đối với sản phẩm cuộn cán nguội và tấm mạ kẽm của Việt Nam do các doanh nghiệp sản xuất thép Mỹ đệ đơn kiện lên Bộ thương mại Hoa kỳ.

Nguyên nhân sâu xa của việc này là do các nhà sản xuất thép của Mỹ nghi ngại thép Trung Quốc được tuồn sang Việt Nam để xuất sang nước này.

Do đó, ngày 7/11 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã quyết định tiến hành điều tra chính thức về việc các công ty Trung Quốc chuyển thép qua Việt Nam nhằm tránh mức thuế cao khi xuất khẩu sang Mỹ.

Trung tâm của vấn đề là liệu những thay đổi về cơ bản có đủ để biến thép Trung Quốc thành một sản phẩm mang thương hiệu thép Việt Nam thực sự hay không?

Từng trao đổi với Đất Việt về vấn đề này, ông Chu Đức Khải – Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, trong xu thế Hội nhập kinh tế, việc các nước sử dụng biện pháp Phòng vệ Thương mại là một việc thường xảy ra nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.

“Động thái trên nhắc nhở các DN thép Việt Nam một điều rằng: tìm kiếm, khai thác được 1 thị trường đã khó nhưng giữ vững được thị trường còn khó hơn vì các nước luôn tìm mọi biện pháp phòng vệ Thương mại theo qui định của WTO để bảo vệ sản xuất trong nước họ”, ông Khải nhấn mạnh.

Nguồn tin: Đất việt

ĐỌC THÊM