Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Chỉ số sản xuất công nghiệp 2020 tăng 3.36% so với năm trước

 Tính chung cả năm 2020, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 3.36% so với năm 2019, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5.82%, giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp và toàn nền kinh tế.

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2020 ước tính tăng 3.36% so với năm trước (quý 1 tăng 5.1%; quý 2 tăng 1.1%; quý 3 tăng 2.34%; quý 4 tăng 4.80%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5.82% đóng góp 1.25 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3.92%, đóng góp 0.19 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5.51%, đóng góp 0.04 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 5.62% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm 12.6% và khí đốt tự nhiên giảm 11.5%), làm giảm 0.36 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Trong các ngành công nghiệp cấp 2, một số ngành có chỉ số sản xuất năm 2020 giảm hoặc tăng thấp so với năm trước: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng giảm 33.5%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 12%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 9.7%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 9.4%; sản xuất xe có động cơ giảm 6.7%; sản xuất đồ uống, thoát nước và xử lý nước thải cùng giảm 5.2%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 5%; sản xuất trang phục giảm 4.2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 2.4%; in, sao chép bản ghi các loại giảm 2.1%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 1.7%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 1.8%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 2.7%.

Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số sản xuất năm 2020 tăng cao so với năm trước và đóng góp lớn vào mức tăng chung của toàn ngành: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 27.1%; sản xuất kim loại tăng 14.4%; khai thác quặng kim loại tăng 13.1%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 11.4%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 11.3%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 7.9%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 7,3%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 7%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 6%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5.3%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 5.1%; khai thác than cứng và than non tăng 5%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2020 giảm hoặc tăng thấp so với năm trước: Đường kính giảm 22.9%; bia giảm 13.9%; khí hóa lỏng LPG giảm 13%; dầu thô khai thác giảm 12.6%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 11.5%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 8.9%; xe máy giảm 7,7%; quần áo mặc thường giảm 4,9%; giày, dép da và ô tô cùng giảm 2.9%; thức ăn cho gia súc giảm 2%; sữa tươi tăng 1%; alumin tăng 2.1%.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm tăng khá: Linh kiện điện thoại tăng 22%; ti vi tăng 20.7%; thép cán tăng 16.4%; sữa bột và thép thanh, thép góc cùng tăng 9.1%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 8.1%; sơn hóa học tăng 6.8%; bột ngọt tăng 6.3%; thủy hải sản chế biến tăng 5.9%; phân u rê tăng 5.7%; sắt, thép thô tăng 5.3%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2020 giảm 2.3% so với tháng trước và tăng 6.9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2020, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3.3% so với năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 82.8%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 18%; sản xuất kim loại tăng 11.7%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 9.2%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 6.8%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 5.7%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 5.3%.

Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 1.8%; dệt tăng 1.7%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 1.6%; in, sao chép bản ghi các loại và sản xuất sản phẩm thuốc lá cùng tăng 0,9%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 1.9%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 2.7%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 3.3%; sản xuất trang phục giảm 4.8%; sản xuất đồ uống giảm 6.3%; sản xuất xe có động cơ giảm 8.3%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 11.7%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 12.3%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/12/2020 tăng 25.3% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm 2019 tăng 13.6%), trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 1.4%; sản xuất xe có động cơ giảm 10.9%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 15.4%; sản xuất thiết bị điện giảm 22.2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 75%.

Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng thời điểm năm trước: Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 231.6%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 143.9%; sản xuất kim loại tăng 126%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 79.3%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 56.6%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 44.5%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 37.7%; sản xuất mô tô, xe máy tăng 37%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 35.2%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 27%; sản xuất trang phục tăng 24.3%.

Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân năm 2020 ở mức khá cao với 71.9% (năm 2019 là 68.8%), trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: Dệt 119.6%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa 110.6%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 103%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác 97.3%; sản xuất chế biến thực phẩm 94.4%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic 88.7%; sản xuất thiết bị điện 87.9%.

Nguồn tin: Doanh nghiệp việt nam

ĐỌC THÊM