Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Chiến thuật tiền tệ cực kỳ vị kỷ của Trung Quốc

Dù Bắc Kinh đã phát đi tín hiệu, nhưng đừng trông đợi tỷ giá đồng Nhân dân tệ sẽ thay đổi nhiều; xem ra người Trung Quốc chỉ muốn đánh lạc hướng áp lực quốc tế trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G-20 và đó là chiến thuật kéo dài thời gian giúp sức cho các nhà xuất khẩu Đại lục.

Kể từ tháng 7/2008, đồng Nhân dân tệ đã được "mua bán" - nếu chúng ta có thể sử dụng thuật ngữ ngày - với tỷ giá tham chiếu 6,83 NDT đổi 1 USD. Đó là vì Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), ngân hàng trung ương đóng tại Bắc Kinh đã bận rộn mua đi bán lại các đồng tiền để đảm bảo NDT giữ nguyên mốc này với mỗi ngày trôi qua trong giao thương quốc tế.

Hầu hết các nhà phân tích cho rằng NDT đang được định giá thấp, có thể vào khoảng 25-40% so với USD. Thế nhưng chẳng có ai thực sự biết được giá trị thực của nó bởi Bắc Kinh đã quyết tâm can thiệp vào thị trường tiền tệ. Bằng cách giữ cho NDT thấp một cách giả tạo, chính phủ trung ương đã giúp hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang các nước rẻ phi lý.

Hôm 19/6, ngân hàng trung ương Trung Quốc phát đi tín hiệu thả nổi đồng Nguyên - tên gọi thông dụng của NDT. Ngay hôm sau, thể chế tài chính này đã đính chính rằng sự điều chỉnh tỷ giá đồng tiền sẽ ở mức thấp. Và ở phiên giao dịch đầu tiên sau tuyên bố của PBOC, tỷ giá tham chiếu của NDT vẫn giữ nguyên.

Điều gì đang diễn tại thủ đô của Trung Quốc? Trước hết, các cơ quan đầu não ở Bắc Kinh không thể nhất trí với nhau về chính sách tiền tệ. Ngân hàng trung ương muốn thả nổi đồng Nguyên. Bộ Thương mại, tuy nhiên lại quyết bảo vệ lợi ích của các nhà xuất khẩu bằng cách giữ cho đồng tiền rẻ.

Chính sách tiền tệ cực kỳ vị kỷ của Trung Quốc đã khiến nhiều nước khó chịu. Ngày 18/6, Nhà Trắng đã cho công bố một lá thư của Tổng thống Obama bày tỏ mong muốn tìm kiếm sự hợp tác tại Hội nghị G-20 ở Toronto, Canada. Nội dung quan trọng nhất trong thông điệp của ông ta liên quan đến đồng Nguyên.

"Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng việc để thị trường quyết định tỷ giá hối đoái có ý nghĩa sống còn cho sức sống của kinh tế toàn cầu", Obama đã viết như thế trong lá thư gửi "các đồng nghiệp G-20". "Việc gửi đi các tín hiệu về tỷ giá hối đoái linh hoạt có vai trò cần thiết để hỗ trợ một nền kinh tế toàn cầu vững mạnh và cân bằng".

Chính sách tiền tệ cực kỳ vị kỷ của Trung Quốc đã khiến nhiều nước khó chịu.

Nhà lãnh đạo Mỹ đã nói đúng. Cho tới nay, chủ đề quan trọng nhất trong chương trình nghị sự của G-20 sẽ là xây dựng "một mô thức tăng trưởng cân bằng toàn cầu" - như ông ta đã nêu lên. Sự mất cân bằng lớn nhất và có hệ quả lớn nhất vào thời điểm hiện tại là thặng dư tài khoản vãng lai của lên đến 297,1 tỷ USD của Trung Quốc hồi năm ngoái. Lý do giải thích cho con số khủng này là các chính sách thúc đẩy xuất khẩu cực kỳ thành công và nặng chất "luật rừng" của Bắc Kinh.

Và nội dung quan trọng nhất trong số các chính sách đó là việc neo giá NDT theo USD. Việc PBOC có thông báo bất thường hôm 20/6 chỉ là để giải tỏa áp lực.

Dù từ thủ đô của Trung Quốc đã phát đi tín hiệu tăng giá NDT, đừng mong đợi tỷ giá đồng tiền này sẽ có nhiều thay đổi trong các tháng sắp tới. Ngay ngày 22/6, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại rằng NDT có thể bị định giá quá cao. Phát ngôn này, nói một cách đơn giản, có nghĩa là Bắc Kinh có thể sẽ lại cố hạ giá đồng tiền.

Hơn thế, tuần trước, Bắc Kinh đã thẳng thừng tuyên bố sẽ loại vấn đề tỷ giá ra khỏi chương trình nghị sự ở Toronto. "Chúng tôi không cho rằng việc thảo luận về tỷ giá NDT là thích hợp ở Hội nghị thượng đỉnh G-20", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Tần Cương nói. Về đồng tiền của Trung Quốc, ông này khẳng định, "đó không phải là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính quốc tế, cũng chẳng phải rào cản cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu".

Các phát ngôn này là đỉnh điểm cho các đe dọa phát đi từ Bắc Kinh. "Nếu chúng ta để cho G-20 trở thành một phiên họp chỉ trích ai đó, thì nó chắc chắn sẽ gửi đi các thông điệp sai lệch đến thị trường và người dân nói chung" - một quan chức cấp cao Trung Quốc giấu tên đã nói thế. "Điều này sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng cho kinh tế toàn cầu".

Bắc Kinh đã đưa ra quan điểm của mình và sẽ khó có khả năng họ lùi bước. Việc nhanh chóng tăng giá NDT cũng khó có thể xảy ra vì người dự hội nghị ở Canada trong tuần này là Hồ Cẩm Đào, nhân vật được cho là có quan điểm chống phương Tây mạnh nhất trong ban lãnh đạo Bắc Kinh.

Ở đó, ông ta sẽ đối mặt với một liên minh. Chính quyền Obama, vốn mong chờ kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc tăng lên, rõ ràng muốn ông Hồ Cẩm Đào nhân nhượng. Tại cuộc Đối thoại Chiến lượng và Kinh tế Mỹ - Trung ở Bắc Kinh cuối tháng 5, - được xem là Hội nghị G-2 của năm nay - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner đã cố đưa vấn đề tỷ giá lên thành nội dung chính nhưng phía Trung Quốc đã phong tỏa ông ta, kín đáo lẫn công khai. Hôm 19/6, Bộ trưởng Tài chính mới của Nhật Bản đã tham gia chủ đề tranh luận này. Châu Âu dù đang hưởng lợi từ việc đồng euro giảm giá, vẫn muốn Trung Quốc có động thái nào đó đối với NDT.

Nhưng không chỉ các nước giàu bày tỏ quan ngại. Brazil và Ấn Độ trong tháng Tư vừa qua đã bắt đầu công khai ủng hộ lời kêu gọi Bắc Kinh "trả tự do" cho đồng Nguyên. Tuy vậy, trong những ngày này, Bắc Kinh không muốn nghe bất kỳ ai, giàu hay nghèo. Họ xem những khuyến nghị về chính sách tiền tệ là sự xâm phạm chủ quyền quốc gia và vì vậy sẽ rất khó để đạt được một sự thỏa hiệp.

Nói tóm lại, đối đầu và căng thẳng. Như Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn đã nói hôm 5/6 - "phải làm điều gì đó". Và sẽ phải có điều gì đó xảy ra. Các nghị sỹ Mỹ đã chuẩn bị một dự luật theo đó sẽ trả đũa thương mại Trung Quốc với việc một lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa.

Trong khi đó, Bắc Kinh hy vọng tuyên bố của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc sẽ giải tỏa áp lực mà họ đang hứng chịu. Đó rõ ràng là một chiến thuật và Bắc Kinh đang đợi xem nó có hiệu quả thế nào.

thedailybeast

ĐỌC THÊM