Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Ngành thép Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng?

 Theo các chuyên gia, mặc dù Mỹ là quốc gia nhập khẩu thép lớn nhất thế giới, nhưng tỷ trọng xuất khẩu thép của Việt Nam sang Mỹ không lớn nên các doanh nghiệp thép trong nước không chịu ảnh hưởng nhiều từ các biện pháp hạn chế nhập khẩu của Mỹ. Các tác động nếu có, sẽ chủ yếu đến các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (NKG - Công ty cổ phần thép Nam Kim, HSG - Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen)…

Ngày 6/7, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chính thức bắt đầu sau khi các qui định áp thuế trị giá 34 tỷ USD của Mỹ nhằm vào hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực. Các nhà phân tích cho rằng, động thái này của chính phủ đang đi theo chủ nghĩa bảo hộ (có nghĩa là p đặt thuế cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất trong nước, giảm cạnh tranh).

Hiện nay, Mỹ là quốc gia nhập khẩu thép lớn nhất thế giới với sản lượng nhập khẩu 2017 đạt 34,6 triệu tấn thép. Vậy việc Mỹ áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu thông qua tăng thuế và áp dụng quota đối với ngành thép sẽ tác động thế nào tới ngành thép Việt Nam?

Mỹ bảo hộ ngành thép sẽ không tác động nhiều tới Việt Nam

Theo Báo cáo Đánh giá tác động của chiến tranh thương mại tới ngành thép Việt Nam của các chuyên gia Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, hiện lượng thép xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ là không lớn. Do đó, việc Mỹ bảo hộ ngành thép sẽ không tác động nhiều tới Việt Nam.

Phân tích của Công ty chứng khoán Bảo Việt cho thấy, Trung Quốc là đối thủ đáng lo ngại nhất bởi họ là nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, có vị trí giáp ranh với Việt Nam và hiện có khoảng 36% lượng thép nhậpkhẩ u vào Việt Nam xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, từ sau khi lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh đột biến do dư thừa (giai đoạn 2014 - 2015), Mỹ đã liên tục áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với thép Trung Quốc.

“Việc thép Trung Quốc không xuất khẩu được sang Mỹ sẽ tìm cách chuyển sang các nước khác, trong đó có Việt Nam là gần như không đáng lo ngại”, Công ty Bảo Việt khẳng định.

Cũng theo Báo cáo này, trong các thị trường nhập khẩu thép chính của Việt Nam thì Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là những nước xuất khẩu thép chính vào Mỹ, do đó cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất từ việc hạn chế nhập khẩu của chính quyền ông Donald Trump. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ cũng chỉ chiếm 5% - 12% trong cơ cấu xuất khẩu của các quốc gia này, như vậy có tác động nhưng không phải trọng yếu.

Ngoài ra, xuất khẩu thép của các nước này sang Việt Nam chủ yếu làcác sản phẩm thép hiện nay trong nước chưa có khả năng sản xuất hoặc không đủ cung cấp (thép hợp kim, thép tấm lá, thép cuộn cán nóng…) và những sản phẩm chính của các doanh nghiệp thép Việt Nam là tôn mạ và thép xây dựng vẫn đang được bảo vệ khá vững chắc bởi thuế nhập khẩu và thuế tự vệ thương mại.

Do đó, Công ty chứng khoán Bảo Việt nhận định, nếu chiến tranh thương mại xảy ra thì cạnh tranh thép nhập khẩu không phải là vấn đề đáng lo ngại với các doanh nghiệp thép Việt Nam.

Các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ sẽ ảnh hưởng


Theo Công ty chứng khoán Bảo Việt, việc Chính quyền Mỹ áp dụng chính sách bảo hộ với ngành thép có thể dấy lên các hành động trả đũa của các quốc gia khác.

Bằng chứng là, mới đây nhất, cuối tháng 5/2018 sau khi Mỹ tuyên bố sẽ áp dụng thuế nhập khẩu 25% đối với các nước vốn là đồng minh thân cận bao gồm EU, Mexico và Canada, trong khi trước đó 2 tháng đã tuyên bố loại trừ thuế nhập khẩu thép với các quốc gia này đã gây nên sự bất bình và khả năng cao sẽ có những hành động đáp trả (thuế nhập khẩu thép trước đó của EU vào Mỹ chỉ ở mức 3%).

Công ty chứng khoán Bảo Việt cho rằng, nếu các hành động trả đũa này chỉ nhằm vào Mỹ thì sẽ không gây ảnh hưởng gì đến ngành thép Việt Nam, tuy nhiên nếu trên một quy mô rộng hơn là bảo hộ sản xuất và hạn chế nhập khẩu từ tất cả các quốc gia thì có thể ảnh hưởng tới Việt Nam.

Theo Công ty chứng khoán Bảo Việt, mặc dù Mỹ là quốc gia nhập khẩu thép lớn nhất thế giới nhưng sản lượng nhập khẩu của Mỹ chỉ chiếm 8% tổng thương mại toàn cầu thép. Mỹ sẽ tiếp tục phải nhập khẩu do các nhà máy trong nước chưa thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, do đó sản lượng sụt giảm từ các thị trường xuất khẩu thép sang Mỹ sẽ không lớn và chỉ tác động nhỏ tới cung cầu cũng như giá thép thế giới.
Ngoài ra, tỷ trọng xuất khẩu thép của Việt Nam sang Mỹ không lớn nên các doanh nghiệp thép Việt Nam không chịu ảnh hưởng nhiều từ các biện pháp hạn chế nhập khẩu của Mỹ.

“Các tác động nếu có, sẽ chủ yếu đến các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (NKG - Công ty cổ phần thép Nam Kim, HSG - Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen), bởi các doanh nghiệp thép dẹt Việt Nam có tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất trong số các doanh nghiệp thép. Những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng như HPG, POM, VIS… sẽ chịu ảnh hưởng ít hơn do tỷ trọng xuất khẩu thấp”, công ty chứng khoán Bảo Việt đánh giá.

Nguồn tin: vnMedia

ĐỌC THÊM