Sự phát triển của trào lưu công nghệ 4.0 đã đem đến cho các doanh nghiệp tại Việt Nam những cơ hội lớn để nâng cao năng suất và hiệu quả trong hoạt động. Nắm bắt được trào lưu đầy cơ hội và thách thức đó, một số doanh nghiệp đang bắt đầu có bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt là trong ngành thép.
Bước đi đầy táo bạo trong ngành thép
Ngày nay, để ứng dụng 4.0 vào sản xuất hay kinh doanh, đa số doanh nghiệp đều thấy đó là một xu thế của tương lai. Thế nhưng, hầu hết các doanh nghiệp còn chưa mường tượng được phải bắt đầu từ đâu, mức đầu tư bao nhiêu là phù hợp, hay có chuẩn mực nào để so sánh và đối chiếu không.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, xây dựng một hệ thống 4.0 cho vận hành doanh nghiệp là khó. Hệ thống này được đánh giá khó hơn rất nhiều những gì tưởng tượng, vì tính phức tạp của hệ thống và khả năng áp dụng, vận hành công nghệ mới một cách thành thục cho doanh nghiệp. Với ngành thép, đây quả là một cuộc chơi tốn kém và đầy rủi ro. Doanh nghiệp cần xây dựng bộ quy trình chặt chẽ, áp dụng vào hệ thống sản xuất quy mô lớn và đầu tư công nghệ tự động hóa cho nhà máy lên đến hàng trăm triệu USD.
Trong nhiều năm qua, Chính Đại đã không ngừng tìm hiểu, tham khảo và nhận được tư vấn của nhiều chuyên gia về công nghệ sản xuất bền vững môi trường, công nghệ thông tin/trí tuệ nhân tạo trong và ngoài nước.
Trong bối cảnh hãn hữu thông tin và ứng dụng thành công trong khu vực với ngành thép, Chính Đại lại quyết định thực hiện bước đi đầu táo bạo, xây dựng nhà máy thép 4.0, nhằm tiết kiệm nguồn nhân lực, nâng cao năng suất và hoàn thiện chất lượng, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa vươn tầm thế giới.
Trong nhiều năm qua, Chính Đại đã không ngừng tìm hiểu, tham khảo và nhận được tư vấn của nhiều chuyên gia về công nghệ sản xuất bền vững môi trường, công nghệ thông tin/trí tuệ nhân tạo trong và ngoài nước. Điều đó đã giúp doanh nghiệp tự tin đưa ra những bước đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào một ngành đặc thù với quy mô rất lớn.
Công nghệ mã vạch QR được áp dụng cho tất cả chu trình sản xuất thép
Trong quá trình vận hành, doanh nghiệp sẽ từng bước áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất để nâng cao sản xuất. Xuất phát từ những khó khăn trong quá trình kiểm kê, phân loại và tốn nhiều thời gian cho việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa , Chính Đại đã lựa chọn nhiều giải pháp tiên tiến trên thế giới, điển hình là áp dụng công nghệ QR Code với toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp. Mỗi loại sản phẩm hiện nay của Chính Đại đều có tem phân loại sản phẩm rõ ràng. Người thủ kho chỉ cần dùng điện thoại quét mã QR code là có thể nhận biết được thông số sản phẩm và thông tin sẽ được xuất trực tiếp trên hệ thống ERP nội bộ nhanh chóng thay vì ghi chép thủ công.
Chỉ trong vỏn vẹn 6 tháng 2017, đội ngũ IT của Chính Đại đã nhanh chóng phát triển và áp dụng thành công phương thức quản lý kho thông minh dựa trên mã vạch QR code. Với tầm nhìn đưa con rồng Việt Nam vào top 10 thế giới về Thép, Chính Đại hướng tới mở rộng công nghệ tới các đối tác đại lý trong và ngoài nước, giúp việc quản lý đơn hàng thép hàng trăm đến nghìn tấn cũng trở nên dễ dàng và tiện lợi một cách vượt trội.
Áp Dụng Robot Vào Tự Động Hoá Sản Xuất Sản Phẩm Thép
Công nghiệp 4.0 hướng đến tự động hóa và Internet of Things (IoT), giúp quá trình sản xuất trở nên hiệu quả và nâng cao chất lượng sản phẩm rõ rệt. Hiểu được điều này, Chính Đại đã quyết tâm tự phát triển phần mềm riêng để nói chuyện và quản lý các cánh tay robot dễ dàng, mọi lúc và mọi nơi.
Hiện tại, các robot được lập trình để có thể hiểu được hoạt động của nhau, áp dụng AI vào việc phối hợp sản xuất. Các robot tự động đầu tiên được Chính Đại áp dụng thuộc dòng Motoman do nhà sản xuất Nhật Bản Yaskawa. Đây là nhà cung cấp với gần 30 năm kinh nghiệm, sản xuất trên 150 loại cánh tay robot và hơn 400.000 robot đã được đưa ra thị trường trên toàn thế giới.
Hiện tại, các robot được lập trình để có thể hiểu được hoạt động của nhau, áp dụng AI vào việc phối hợp sản xuất.
Với văn hoá: Đã nói là không lùi. Hệ thống robot đã được Chính Đại quyết tâm triển khai trong tháng 8/2018 và ngay lập tức thấy được hiệu quả vượt trội - giảm 50% lượng nhân công lao động. Sản lượng thực tế trên một ca sản xuất khi sử dụng robot cao hơn từ 200% so với việc sử dụng lao động có tay nghề tốt nhất. Với thành công áp dụng robot vào sản xuất, công ty tự tin tăng lên 3 ca/ngày thay vì 1 ca như trước khi triển khai. Công nghệ này được ứng dụng vào sản xuất ra các sản phẩm từ thép có chất lượng cao cho xuất khẩu tới các nước phát triển thuộc nhóm G8.
Tiến tới xây dựng chuỗi nhà máy thép công nghiệp 4.0
Hiện tại, Chính Đại đang gấp rút hoàn thiện nhà máy thép thứ 2 với các công nghệ hoàn toàn mới, đồng thời lên kế hoạch tiếp tục triển khai nhà máy thép thứ 3 tại Hưng Yên, song song với hoạt động nghiên cứu phát triển các công nghệ mới bền vững với môi trường để áp dụng vào quá trình sản xuất ngành công nghiệp nặng.
Công ty đang gấp rút hoàn thiện nhà máy thép thứ 2 với các công nghệ hoàn toàn mới, đồng thời lên kế hoạch tiếp tục triển khai nhà máy thép thứ 3 tại Hưng Yên, song song với hoạt động nghiên cứu phát triển các công nghệ mới bền vững với môi trường để áp dụng vào quá trình sản xuất ngành công nghiệp nặng.
Doanh nghiệp cho biết, để bắt nhịp thành công làn sóng công nghiệp 4.0, bên cạnh các hoạt động chuyển giao công nghệ, việc chủ động tự nghiên cứu và tự phát triển công nghệ là điều tiên quyết cho thành công. Thêm vào đó, Chính Đại đang đầu tư mạnh cho dàn lãnh đạo trẻ để tiến tới thúc đẩy tự động hoá vào sản xuất công nghiệp, và phát triển các sản phẩm công nghệ và ứng dụng mobile mới trong nội bộ công ty và cho các đối tác trên toàn cầu.
Nguồn tin: Thương hiệu & Pháp luật