Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Chính phủ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Tại Hội nghị Doanh nhân tiêu biểu năm 2008, Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân cho đất nước trong năm kinh tế phải chịu nhiều khó khăn, thử thách.
 
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, không ưu tiên tăng trưởng mà sẽ duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý để cân đối với các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Minh chứng là bên cạnh duy trì tốc độ tăng trưởng 9 tháng ở mức 6,52%, lạm phát dần được kiềm chế. Chỉ số CPI tháng 9 đã xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm với 0,18%.
 
 
 
Chính phủ lưu ý các ngân hàng nên nhìn vào diễn biến này của chỉ số giá tiêu dùng cũng như mục tiêu kiềm chế lạm phát những tháng cuối năm của Chính phủ để giảm dần lãi suất cho vay một cách hợp lý, đảm bảo duy trì hệ thống thanh khoản của ngân hàng và vốn cho nền kinh tế. ”Ngân hàng không thể cho vay ngược lại diễn biến thực tế này với mức lãi suất lên đến 20- 21% được”, Thủ tướng nhấn mạnh.
 
 
Trước cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ cũng đã thông báo những dấu hiệu nổi bật cho thấy sức khoẻ của nền kinh tế đang dần được hồi phục. Tỷ giá những tháng gần đây theo Thủ tướng đã ổn định theo thực tế cung - cầu thị trường, không phải bằng bất cứ sự can thiệp hay nguồn lực nào của Nhà nước để giữ giá đồng nội tệ. Dự trữ ngoại tệ đã tăng thêm lên 22 tỷ USD. Nhập siêu có dấu hiệu giảm dần từ mức tăng trên 60% của quý 1/2008 đến quý 3 đã giảm còn 30%. Dự báo cả năm nhập siêu sẽ tăng 30% (khoảng 20 tỷ USD), tương đương với năm 2007- theo Thủ tướng chỉ số nhập siêu vẫn nằm trong mức an toàn đối với một nước đang phát triển, nhu cầu nhập khẩu lớn như Việt Nam.
Thủ tướng cũng dự báo, CPI tháng 10 nhiều khả năng sẽ xấp xỉ tháng 9 hoặc cao hơn một chút nhưng sẽ ở dưới mức 1%. Như vậy, tình hình vĩ mô “chưa phải đã vững chắc nhưng cũng dần ổn định”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Trong bối cảnh mà doanh nghiệp đã cùng với Chính phủ chia sẻ khó khăn chung của nền kinh tế, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ cố gắng hết sức để duy trì tốc độ tăng trưởng cả năm 2008 là mức 6,5- 7%, giữ lạm phát ở mức 24%, nhưng bản thân doanh nghiệp cũng phải tính toán lại chiến lược sản xuất, kinh doanh của mình để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh- điểm yếu nhất của doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế thế giới. Vì ”mỗi doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sức cạnh tranh cũng là nâng lên được sức cạnh tranh của cả nền kinh tế”- người đứng đầu Chính phủ nói.
“Doanh nghiệp cần làm cầu nối cho Chính phủ”- Thủ tướng nhấn mạnh vì không ai hơn chính doanh nghiệp có thể hiểu được vướng mắc trong cơ chế, chính sách cần chỉnh sửa, đổi mới. Trước doanh nghiệp, Thủ tướng cũng thay mặt Chính phủ hứa sẽ làm hết sức để tạo điều kiện, môi trường cho doanh nghiệp làm ăn thuận lợi.
Thủ tướng lưu ý doanh nghiệp, đã làm kinh tế phải hiệu quả, nhưng đi liền với đó là trách nhiệm với xã hội, văn hoá trong kinh doanh, cần quan tâm đào tạo chính mình, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thay mặt cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI, đơn vị tổ chức hội nghị, ông Vũ Tiến Lộc hứa với Chính phủ sẽ nỗ lực hết sức để nâng cao hiệu quả hoạt động, khắc phục yếu kém còn tồn tại để doanh nghiệp, sản phẩm Việt Nam cải thiện sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
 
Tại Hội nghị Doanh nhân tiêu biểu năm 2008, Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân cho đất nước trong năm kinh tế phải chịu nhiều khó khăn, thử thách.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, không ưu tiên tăng trưởng mà sẽ duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý để cân đối với các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Minh chứng là bên cạnh duy trì tốc độ tăng trưởng 9 tháng ở mức 6,52%, lạm phát dần được kiềm chế. Chỉ số CPI tháng 9 đã xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm với 0,18%.
 
Chính phủ lưu ý các ngân hàng nên nhìn vào diễn biến này của chỉ số giá tiêu dùng cũng như mục tiêu kiềm chế lạm phát những tháng cuối năm của Chính phủ để giảm dần lãi suất cho vay một cách hợp lý, đảm bảo duy trì hệ thống thanh khoản của ngân hàng và vốn cho nền kinh tế. ”Ngân hàng không thể cho vay ngược lại diễn biến thực tế này với mức lãi suất lên đến 20- 21% được”, Thủ tướng nhấn mạnh.
 
Trước cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ cũng đã thông báo những dấu hiệu nổi bật cho thấy sức khoẻ của nền kinh tế đang dần được hồi phục. Tỷ giá những tháng gần đây theo Thủ tướng đã ổn định theo thực tế cung - cầu thị trường, không phải bằng bất cứ sự can thiệp hay nguồn lực nào của Nhà nước để giữ giá đồng nội tệ. Dự trữ ngoại tệ đã tăng thêm lên 22 tỷ USD. Nhập siêu có dấu hiệu giảm dần từ mức tăng trên 60% của quý 1/2008 đến quý 3 đã giảm còn 30%. Dự báo cả năm nhập siêu sẽ tăng 30% (khoảng 20 tỷ USD), tương đương với năm 2007- theo Thủ tướng chỉ số nhập siêu vẫn nằm trong mức an toàn đối với một nước đang phát triển, nhu cầu nhập khẩu lớn như Việt Nam.
Thủ tướng cũng dự báo, CPI tháng 10 nhiều khả năng sẽ xấp xỉ tháng 9 hoặc cao hơn một chút nhưng sẽ ở dưới mức 1%. Như vậy, tình hình vĩ mô “chưa phải đã vững chắc nhưng cũng dần ổn định”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Trong bối cảnh mà doanh nghiệp đã cùng với Chính phủ chia sẻ khó khăn chung của nền kinh tế, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ cố gắng hết sức để duy trì tốc độ tăng trưởng cả năm 2008 là mức 6,5- 7%, giữ lạm phát ở mức 24%, nhưng bản thân doanh nghiệp cũng phải tính toán lại chiến lược sản xuất, kinh doanh của mình để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh- điểm yếu nhất của doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế thế giới. Vì ”mỗi doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả sức cạnh tranh cũng là nâng lên được sức cạnh tranh của cả nền kinh tế”- người đứng đầu Chính phủ nói.
“Doanh nghiệp cần làm cầu nối cho Chính phủ”- Thủ tướng nhấn mạnh vì không ai hơn chính doanh nghiệp có thể hiểu được vướng mắc trong cơ chế, chính sách cần chỉnh sửa, đổi mới. Trước doanh nghiệp, Thủ tướng cũng thay mặt Chính phủ hứa sẽ làm hết sức để tạo điều kiện, môi trường cho doanh nghiệp làm ăn thuận lợi.
Thủ tướng lưu ý doanh nghiệp, đã làm kinh tế phải hiệu quả, nhưng đi liền với đó là trách nhiệm với xã hội, văn hoá trong kinh doanh, cần quan tâm đào tạo chính mình, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thay mặt cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI, đơn vị tổ chức hội nghị, ông Vũ Tiến Lộc hứa với Chính phủ sẽ nỗ lực hết sức để nâng cao hiệu quả hoạt động, khắc phục yếu kém còn tồn tại để doanh nghiệp, sản phẩm Việt Nam cải thiện sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
(Báo Đất Việt)

ĐỌC THÊM