Ảnh: China Daily
Khi Nhà Trắng đang biến thép nhập khẩu thành mối nguy hại tới an ninh quốc gia thì sự chỉ trích không chỉ đến từ Trung Quốc mà các đồng minh NATO của Mỹ cũng xa lánh. Trong chuyến bay gần đây từ Mỹ tới Pháp, Tổng thống Trump có tuyên bố Trung Quốc đang chống bán phá thép và hủy hoại ngành công nghiệp thép Mỹ trong nhiều thập kỳ nên Mỹ đang ngắn chặn điều này. Họ sẽ phải ngưng bán khi Mỹ áp dụng cả 2 biện pháp thuế quan và hạn ngạch.
Chỉ vài ngày sau khi đại sứ Trung Quốc cảnh báo Washington về việc Mỹ đang đẩy mạnh rắc rối có thể gây nguy hại đến quan hệ song phương 2 nước, Tổng thư ký thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết sẽ trình bày Tổng thống các lựa chọn áp dụng cho hàng nhập khẩu, mặc dù các lãnh đạo NATO của Châu Âu đang vận động hành lang chống lại hành động này của Nhà Trắng.
Sau cuộc họp của Chủ tịch Cộng hòa nhân dân Trung Hoa-Ông Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ- Ông Trump hồi đầu tháng 4, hai bên đã thông báo kế hoạch hành động 100 ngày để giải quyết các tranh chấp thương mại 2 bên và đẩy mạnh mối quan hệ 2 nước. Theo Ross thì điều này có thể là tham vọng nhưng là cơ hội lớn để đẩy nhanh tốc độ đàm phán.
Chỉ đúng 2 tuần sau đó, Trump đã phát động chiến dịch điều tra ảnh hưởng tới an ninh quốc gia từ thép nhập khẩu theo mục 232 Đạo luật mở rộng 1962. Nếu Tổng thư ký Thương mại Mỹ- Ross quyết định được thép nhập khẩu vào Mỹ với số lượng lớn gây nguy ại an ninh quốc gia thì Tổng thống Trump sẽ thực hiện các hành động điều chỉnh và ngăn chặn hang nhập khẩu.
Kể từ năm 2000, thị trường thép toàn cầu đã thay đổi mạnh mẽ. Cách đây 2 thập kỷ, sản lượng thép thô thế giới vẫn là 850 triệu tấn/năm. Trong khi Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật (trong G7) chiếm hơn nửa sản lượng, thị phần Trung Quốc chỉ là 15%.
Trước đây, các nền kinh tế phát triển là những nhà sản xuất lớn nhất. Ngày nay, những nền kinh tế mới nổi chiếm phần lớn như Trung Quốc chiếm tới 70% sản lượng toàn cầu.
Đó là lý do gây ra nhiều biện pháp bảo hộ ở Mỹ và EU trong mấy năm qua. Tuy nhiên, nỗ lực gần đây nhất của Trump đã chia tách mối quan hệ xuyên Thái Bình Dương trước mắt.