Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Chính sách thuế của Mỹ làm suy giảm niềm tin giữa các đối tác kinh tế (Phần 2)

 Hầu hết các nhà sản xuất thép ở châu Á lo ngại việc Mỹ nâng thuế đối với thép nhập khẩu sẽ kéo theo các biện pháp trả đũa và đẩy ngành sản xuất thép trên thế giới vào vòng xoáy chiến tranh thương mại.

 

Nga khiếu nại lên WTO đòi Mỹ bồi thường việc áp thuế nhập khẩu nhôm và thép. Ảnh: EPA

Cựu quan chức Phòng Thương mại Mỹ và hiện là Phó Chủ tịch Viện nghiên cứu chính sách Asia Society, bà Wendy Cutler, cho rằng mức áp thuế đề xuất, cụ thể là 25% đối với sản phẩm thép và 10% đối với nhôm, có thể sẽ làm rung chuyển nền kinh tế Mỹ và "thổi bay" một số lợi ích mà những khoản giảm thuế gần đây đem lại.

Những lĩnh vực sử dụng thép như sản xuất ô tô, máy bay và đóng tàu thuyền sẽ phải mua nguyên liệu với giá cao hơn, trong khi người lao động trong những ngành này có thể bị mất việc làm do chi phí tăng trong khi doanh thu giảm. Các đối tác thương mại của Mỹ cũng có thể có những biện pháp trả đũa tương xứng đối với hàng xuất khẩu, hoặc khiếu kiện lên WTO gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ.

Ngành sản đồ uống đóng lon nói chung và sản xuất bia nói riêng của Mỹ được dự báo chịu tác động dây chuyền từ chính sách bảo hộ này. Tổ chức đại diện cho các nhà sản xuất bia lớn nhất Mỹ đánh giá nhôm nhập khẩu để sản xuất bia lon không phương hại đến an ninh quốc gia Mỹ, điều mà Tổng thống Trump liên tục nhấn mạnh, và việc áp thuế 10% đối với nhôm nhập khẩu sẽ kéo chi phí sản xuất tăng thêm 348 triệu USD mỗi năm và đe dọa hơn 20.000 người lao động trong lĩnh vực này.

Trong khi đó, đối với các đối tác thương mại của Mỹ, đặc biệt là các nước châu Âu, thiệt hại từ chính sách tăng thuế trên là không hề nhỏ. Với EU, nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, các mức thuế mới sẽ hạn chế số lượng hàng hóa được xuất sang Mỹ, trong khi lượng thép bị cấm nhập khẩu vào Mỹ sẽ tràn vào thị trường nội địa, khiến nguồn cung dư thừa.

Riêng tại Anh, hiện nay, 7% sản lượng thép xuất khẩu của Anh, trị giá 360 triệu bảng, là sang thị trường Mỹ. Các nhà sản xuất thép của Anh cho rằng việc Mỹ áp thuế sẽ không chỉ gây thiệt hại cho ngành thép của Anh mà cả nền kinh tế Mỹ.

Hiện Anh có khoảng 31.000 người làm việc trong ngành sản xuất thép và nhiều người tham gia vào hoạt động chuỗi cung ứng. Các nhà máy sản xuất thép của Anh nằm tại các vùng North East, East Midlands, Yorkshire và Wales. Hãng Tata Steel hiện đang thuê 8.500 lao động tại Anh vừa lên tiếng kêu gọi cần có "hành động nhanh chóng và mạnh mẽ" đối với thuế thép mới này bởi sẽ tác động đến việc làm của các lao động Anh.

Các hãng chế tạo ô tô tại Anh cũng sẽ bị thiệt hại đáng kể, ngay cả khi Anh đang trong quá trình đàm phán rời khỏi EU, còn gọi là Brexit. Nhận định trên dường như báo hiệu một tương lai khó khăn hơn cho nước Anh giai đoạn hậu Brexit, bởi EU hiện là đối tác thương mại lớn nhất của ngành chế tạo ô tô của Anh, còn Mỹ là khách hàng thương mại lớn nhất. Năm 2017, Mỹ là thị trường nhập khẩu ô tô đơn lẻ lớn nhất của Anh, chiếm tới 15,7% lượng ô tô sản xuất tại đây, trong khi EU chiếm tới 53,9%.

Theo số liệu của Hiệp hội các hãng chế tạo và buôn bán ô tô Anh (SMMT), xuất khẩu ô tô từ Anh sang Mỹ trong năm 2017 tăng 7% lên 210.000 chiếc. Các mẫu xe sản xuất tại “xứ sở sương mù” được ưa chuộng nhất tại thị trường Mỹ gồm Honda Civic, Range Rover, Range Rover Sport, Jaguar F-Pace và Mini One.

Jaguar Land Rover là hãng xe Anh có số lượng xuất khẩu sang Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong năm 2017, với doanh số đạt 115.000 chiếc, thu về 5 tỷ bảng (7 tỷ USD). Do đó, bất kỳ một cuộc chiến thương mại nào xảy ra đều sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho Jaguar, vào thời điểm hãng vừa tung ra xe F-Pace SUV để ngăn chặn sự sụt giảm về doanh số bán của hãng tại Mỹ.

Trong khi đó, với Canada và Mexico, quyết định áp thuế nhôm và thép của Mỹ sẽ tác động tới công nhân, các nhà sản xuất và ngành công nghiệp nhôm, thép của cả hai nước. Mức áp thuế của Mỹ cũng gây tâm lý hoang mang tại thị trường sản xuất thép châu Á.

Hầu hết các nhà sản xuất thép ở châu Á lo ngại việc Mỹ nâng mức áp thuế đối với thép nhập khẩu sẽ kéo theo các biện pháp trả đũa và đẩy ngành sản xuất thép trên thế giới vào vòng xoáy chiến tranh thương mại.

Trong khi đó, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cảnh báo những người dân nghèo sẽ là những đối tượng phải chịu đựng nhiều nhất một khi giao thương giữa các nước bị ngưng trệ và niềm tin giữa các đối tác kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nguồn tin: Bnews

ĐỌC THÊM