Vấn đề được “mổ xẻ” nhiều nhất vẫn là làm sao đảm bảo vốn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhất là trong bối cảnh áp lực lạm phát đè nặng, đồng thời những biến cố trên thị trường tài chính Mỹ ít nhiều tác động.
“Doanh nghiệp, ngân hàng, chứng khoán cùng tháo gỡ khó khăn trong thời kỳ lạm phát” là chủ đề do 3 hiệp hội: Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), Kinh doanh Chứng khoán và Ngân hàng tổ chức hôm qua, 3/10.
Vấn đề được “mổ xẻ” nhiều nhất vẫn là làm sao đảm bảo vốn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhất là trong bối cảnh áp lực lạm phát đè nặng, đồng thời những biến cố trên thị trường tài chính Mỹ ít nhiều tác động.
Khủng hoảng tài chính Mỹ - Tác động không nhỏ?
Chính sách tiền tệ thắt chặt thời gian qua góp phần kiềm chế lạm phát ở VN Ảnh: Phạm Yên |
Theo ông Lý Đình Sơn, Phó chủ tịch Hiệp hội DNNVV, lạm phát đã làm cho 20% DNNVV bị tác động mạnh, bị phá sản hoặc đứng trước bờ vực phá sản; 60% doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bị đình trệ; và số còn lại ít bị tác động hoặc vẫn tìm được cơ hội phát triển.
Ông Sơn cho rằng, để hỗ trợ DNNVV, Chính phủ nên dành một khoản vốn cho vay. Cùng với đó là cải cách chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc hình thành Quỹ phát triển DNNVV (để thúc đẩy sự ra đời của các Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ bảo hiểm cho các DNNVV).
Khủng hoảng từ thị trường tài chính Hoa Kỳ cũng sẽ gây nên những tác động trực tiếp và gián tiếp đối với thị trường tài chính Việt
Cùng với dòng vốn trên thị trường sụt giảm do suy giảm đầu tư gián tiếp, suy giảm lòng tin sẽ hạn chế khả năng huy động vốn của thị trường, lãi suất sẽ tăng nếu Ngân hàng Nhà nước không có biện pháp tác động phù hợp. Bên cạnh đó, tỷ giá VND/USD cũng chịu sức ép tăng.
Lạm phát cao, khó tiếp cận vốn ngân hàng, đã khiến nhiều doanh nghiệp quay sang huy động vốn để sản xuất kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Song huy động vốn qua kênh này cũng không dễ.
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Bằng dẫn chứng: 8 tháng đầu năm, nguồn vốn huy động của doanh nghiệp trên thị trường này chỉ tương đương 20% so với năm 2007 (năm 2007 số vốn huy động qua thị trường chứng khoán khoảng 90.000 tỷ đồng).
Tuy nhiên, lạm phát cao, khủng hoảng từ thị trường tài chính Hoa Kỳ sẽ làm cho cổ phiếu trên thế giới giảm và lợi thế so sánh về giá của cổ phiếu Việt
Nới lỏng chính sách tiền tệ: Càng khó hơn!
Ông Đỗ Tất Ngọc, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam cho hay: Vấn đề nổi cộm hiện nay là doanh nghiệp nhất loạt đòi giảm lãi suất cho vay, càng thấp càng tốt; “nhưng nếu giảm lãi suất cơ bản để giảm lãi suất cho vay thì sẽ ngược mục tiêu chống lạm phát”- Ông Ngọc phân tích.
Cụ thể hơn, Ngân hàng thương mại chấp nhận giảm lãi suất cho vay để cứu doanh nghiệp và cứu ngân hàng, nhưng cũng không thể hạ thấp mãi mà phải đảm bảo có chênh lệch đầu ra, đầu vào.
Do đó, theo ông, chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng chủ động linh hoạt là hoàn toàn đúng đắn. Vấn đề là nên chọn kỹ đối tượng đầu tư. Bên cạnh đó, phải chấp nhận một số doanh nghiệp hạn chế sản xuất kinh doanh, thậm chí phải đóng cửa...
Chính sách tiền tệ khó có thể được nới lỏng, đó là quan điểm của bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng. Bà Hương phân tích: Đến cuối năm, lạm phát vẫn ở mức cao (dự kiến 20-22%) nên chính sách tiền tệ khó có thể được nới lỏng.
Lãi suất cho vay tuy đã giảm dần (hiện từ 17% đến 20%) nhưng đây là mức mà doanh nghiệp, nhất là khối DNNVV khó tiếp cận được, do lãi suất cho vay cao hơn khả năng sinh lời của hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thanh Bình cũng nhận định: Công cuộc kiềm chế lạm phát thành công hay không còn ở phía trước. Mặt khác, cuộc khủng hoảng thị trường tài chính Hoa Kỳ sẽ “thấm” sâu đến cuối năm 2008 đầu 2009, do đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát tỷ giá để điều hành linh hoạt theo hướng để doanh nghiệp sống được, và khuyến khích xuất khẩu.
Mặc dù chưa có một cuộc điều tra tổng thể, nhưng theo một điều tra không chính thức được Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố, có khoảng 20% DNNVV của Việt Nam hiện đã dừng hoạt động, 60% còn lại đang rất khó khăn. Theo dự báo của nhóm nghiên cứu của CIEM, lạm phát 2009 có thể sẽ thấp hơn năm 2008 nhưng nhiều khả năng vẫn cao hơn năm 2007. Cụ thể, kịch bản xấu nhất cho lạm phát năm 2009 nhóm nghiên cứu này đưa ra là 13- 14%. Tăng trưởng GDP năm 2009 được dự báo là từ 6 – 6,5% theo kịch bản lạc quan. |
KTĐT