Trong vài năm qua, ngân hàng trung ương của những nước giàu trên thế giới đã phản ứng quyết liệt với suy thoái, khủng hoảng tài chính và mối đe dọa của sự thiểu phát.
Rơi vào thiểu phát ?
Ý kiến của chuyên gia thuộc khối các quốc gia phát triển OECD và Ngân hàng quốc tế Settlements cảnh báo rằng một giai đoạn dài duy trì mức lãi suất thấp sẽ gây ra nguy hiểm cho lạm phát và làm tăng các nguy cơ khác. Loại quan điểm khác cùng với Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF nhận định tình hình không đến mức nguy cơ như vậy và khẳng định các ngân hàng trung ương cam kết tiếp tục chính sách tiền tệ cởi mở đồng thời mở rộng bảng cân đối ngân sách.
Ai đúng ? Thế giới các quốc gia giàu có dường như chưa bị rơi vào tình trạng khẩn cấp của thiểu phát. Trong cuộc điều tra hàng tháng của tờ thời báo kinh tế danh tiếng The Economist, không ai trong số 18 cơ quan dự báo hàng đầu cho rằng thiểu phát sẽ xuất hiện tại các nền kinh tế lớn trong năm tới, trừ Nhật Bản. Vì vậy còn lâu các ngân hàng trung ương mới cần chuyển hướng chú ý từ lạm phát sang thiểu phát. Thực tế, lạm phát trong năm 2011 sẽ thấp hơn năm 2010, quan điểm này được OECD và IMF đều thống nhất đồng ý. Tại hầu hết các quốc gia, lạm phát ở mức dưới 2%, một con số nằm trong khoảng đệm, chưa tới mức thiểu phát. Và thiểu phát, một khi đã xuất hiện thì cực kỳ khó khăn để đuổi cổ chúng đi như Nhật Bản đã từng trải qua. Thiểu phát tồn tại sẽ đem lại các mối nguy hiểm ngày càng lớn.
Nhưng các mối nguy hiểm không mặc đồng phục để dễ thấy vì thế các ngân hàng trung ương cần phải sẵn sàng phản ứng. Tại Nhật Bản, nơi giá cả giảm nhiều trong suốt hơn một thập kỷ qua, việc phải có nhiều chương trình hành động hơn là điều tất yếu.
Nước Anh thì không giống vậy, dù có nhiều sự ế ẩm trong nền kinh tế, lạm phát vẫn trên mức Ngân hàng Anh dự tính. Bảng Anh có thể bị giảm giá và lên lại chút ít thất thường nhưng các phản ứng của ngân hàng Anh vẫn đạt kết quả, lạm phát đứng ở mức chấp nhận được. Do đó còn quá sớm để nói rằng Ngân hàng Anh cần siết chặt chính sách tiền tệ vì sự phục hồi kinh tế cũng đang rất mỏng manh.
Mỹ và các nước thuộc khu vực Eur nằm giữa hai thái cực trên. Sự phục hồi của Mỹ đối mặt với làn gió ngược do kết thúc chương trình kích thích tài chính vào thời điểm lạm phát mới dao động quanh mức 1% nhưng thiểu phát không thể xuất hiện ngay lập tức. Lạm phát cũng đứng ở mức thấp tại các quốc gia sử dụng đồng Eur nhưng nó không phải là thiểu phát vì giá cả thay đổi theo hướng tăng nhẹ. Vấn đề nguy hiểm lớn nhất là sự hồi phục chậm của cả khu vực này do ảnh hưởng của khủng hoảng nợ quốc gia. Cả Cục Dự trữ liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương Châu Âu cần làm rõ rằng họ sẽ có hành động phản ứng nếu lạm phát hoặc tăng trưởng bị tụt giảm quá sâu.
Không thể hành động đơn độc
Tỷ lệ lãi suất thấp càng kéo dài tại các nước giàu thì càng có nhiều đồng vốn chảy tới các nền kinh tế mới nổi, nơi có tỷ lệ lãi suất cao để chống lạm phát. |
Những hành động mua lại nợ chính phủ hoặc tư nhân đều dẫn đến các lời buộc tội về việc dùng ảnh hưởng chính trị để tác động. Tỷ lệ lãi suất thấp càng kéo dài tại các nước giàu thì càng có nhiều đồng vốn chảy tới các nền kinh tế mới nổi, nơi có tỷ lệ lãi suất cao để chống lạm phát. Điều này đe dọa sẽ tạo nên những bong bóng kinh tế mới. Vì thế mặc dù các ngân hàng trung ương vẫn có đầy đủ các loại công cụ nhưng chúng không hiệu quả như trước.
Nguồn: DDDN