Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Chuyên gia kinh tế khẳng định, cam kết đưa nước Mỹ tăng trưởng 4% mỗi năm của Donald Trump chỉ là "mơ hão"

 “Không, lợn không thể bay và rõ ràng là ông Donald Trump đang mơ hão”, chuyên gia kinh tế Robert Brusca của FAO Economics nói.

Trong tháng 9/2016, ứng cử viên Tổng thống Donald Trump cam kết sẽ đem lại mức tăng trưởng kinh tế 4% cho nước Mỹ. Tuy vậy, tờ CNN Money đã phỏng vấn 11 chuyên gia kinh tế và tất cả đều không đồng ý với tuyên bố này.

“Không, lợn không thể bay và rõ ràng là ông Donald Trump đang mơ hão”, chuyên gia kinh tế Robert Brusca của FAO Economics nói.

Kể từ sau cuộc suy thoái năm 2008, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng bình quân 2% và các chuyên gia kinh tế đều nhận định mức 4% là không tưởng, hoặc hầu như không thể.

Nguyên nhân rất đơn giản, tỷ lệ thất nghiệp hiện nay của Mỹ đã ở mức rất thấp, trong khi nhiều lao động của thế hệ trước sắp bước vào tuổi nghỉ hưu, qua đó khiến nước Mỹ thiếu nhân công. Ngoài ra, lượng công việc trong ngành sản xuất tại Mỹ hiện nay cũng ít hơn cách đây nhiều thập niên do xu thế thuê ngoài, qua đó khó để kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh trở lại trong thời gian ngắn.

Mặc dù tỷ phú Trump cho biết mình sẽ đạt được mức tăng trưởng 4% nhờ giảm thuế, đàm phán lại các thỏa thuận thương mại cho tốt hơn và kiếm thêm về cho nước Mỹ nhiều việc làm trong ngành sản xuất hơn. Dẫu vậy, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh San Francisco cho rằng kinh tế Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng trong khoảng 1,5-1,75% nếu như không có biến động lớn.

Trong khoảng từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến năm 2004, kinh tế Mỹ cũng chỉ tăng trưởng bình quân 3-4%.

Nghiên cứu cho thấy Mỹ đã cắt giảm 5,6 triệu việc làm trong ngành sản xuất từ năm 2000 do công nghệ lạc hậu hay bị ảnh hưởng bởi xu thế thuê ngoài, qua đó khiến tốc độ tăng trưởng giảm dần, nhất là sau khủng hoảng 2008.

Hiện mức lương và năng suất bình quân trong ngành sản xuất của Mỹ cao hơn những mảng kinh tế khác như bán lẻ, giáo dục hay chăm sóc sức khỏe, nhưng số nhân công trong ngành này lại giảm đi do quá trình tự động hóa.

Thêm vào đó, việc kinh tế Mỹ gần chạm mức nhân công toàn dụng (Full Employment), nghĩa là tất cả những người lao động muốn làm việc đều có việc làm, nên tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ không thể giảm thấp hơn nữa. Như vậy, bộ máy kinh tế Mỹ hầu như đã chạy hết công suất và không còn mấy động lực để thúc đẩy mạnh tăng trưởng.

Hiện tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ là 5% và có lúc đã chạm 4,7% vào đầu năm nay.

Có cách nào để thúc đẩy tăng trưởng?

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã từng xuống mức thấp kỷ lục 3,8% năm 2000 và tăng trưởng đã vượt 4%. Tuy nhiên, FED chi nhánh San Francisco nhận định đó là do cuộc cách mạng công nghệ, Internet từ cuối thập niên 90 đã đóng góp vào tăng trưởng này.

Mặc dù vậy, FED chi nhánh San Francisco cho rằng ông Trump có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ cao hơn nhờ những chính sách nới lỏng tài khóa, tăng chi tiêu công cho xây dựng cầu đường, cơ sở hạ tầng.

Sau Thế chiến II, việc Mỹ tăng cường xây dựng hệ thống đường sắt tốc độ cao đã thúc đẩy năng suất và tăng trưởng kinh tế do hàng hóa và nhân lực có thể di chuyển nhanh hơn trên toàn quốc.

Một biện pháp nữa được các chuyên gia góp ý là lao động nhập cư. Số liệu lịch sử cho thấy lao động nhập cư có năng suất tốt hơn so với nhân công trong nước, nhất là khi nước Mỹ đang cần thêm lao động như hiện nay.

Cuối cùng, các quan chức của FED cho rằng nước Mỹ thật sự cần một đợt bùng nổ, cách mạng mới về khoa học công nghệ như những gì đã diễn ra vào thập niên 90 để có thể thúc đẩy tăng trưởng vượt lên mức bình thường hiện nay.

Ngoài ra, nếu những yếu tố trên không được thực hiện, tuyên bố tăng trưởng 4% của ông Trump có lẽ chỉ là lời hứa suông.

Nguồn tin: Cafebiz

ĐỌC THÊM