Theo báo cáo hàng tháng mới nhất từ CISA được công bố hôm 17/8, các nhà máy Trung Quốc đang bị “vắt kiệt” bởi nhu cầu lao dốc rõ rệt cùng với chi phí nguyên liệu gia tăng.
Các ngành công nghiệp tiêu thụ thép chủ chốt như chế tạo máy móc, sản xuất ô tô, thiết bị giao thông vận tải như đóng tàu và đầu máy toa xe đều có tăng trưởng lợi nhuận giảm lần lượt 1,3%, 11,5% và 0,9% trong tháng 7 so với tháng trước đó. Điều này cho thấy nhu cầu thép từ các lĩnh vực này khó mà hồi phục sớm hay nhiều được.
Trong 7 tháng đầu năm, tổng lượng thép tiêu thụ của cả nước đã giảm 1,9% so với năm trước đạt 404,4 triệu tấn. Con số này thấp hơn 0,5% so với mức giảm của năm ngoái.
CISA cũng quan ngại bởi tốc độ giảm chậm hơn của sản lượng, điều này ngụ ý một số nhà máy đang tăng cường sản xuất- trong 2 tháng đầu năm sản lượng đã giảm 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa mức giảm nhẹ trong 7 tháng đầu năm nay.
Ngược lại, chi phí nguyên liệu đang tăng. Đơn cử như từ cuối tháng 5 tới ngày 12/8, quặng sắt đã tăng 19,4%. CISA khuyến cáo mức tăng đã nhanh hơn nhiều so với 6,2% sự phục hồi của giá thép trong nước cùng kỳ- than đá và than cốc cũng đã tăng trong bối cảnh nguồn cung hạn chế hơn.
Tuy nhiên, tháng trước ngành thép Trung Quốc đã có kết quả tốt hơn sau khi suy yếu vào tháng 5 và 6, phần lớn là do sức ép dư cung thuyên giảm từ khi sản lượng thép thấp hơn.
Hồi tháng 7, sản lượng thép theo ngày của cả nước đã giảm 6,9% so với tháng 6 đạt 2,15 triệu tấn/ngày. Nguyên nhân là do lũ lụt nghiêm trọng ở nhiều tỉnh, cắt giảm sản lượng để chuẩn bị cho các sự kiện chính trị diễn ra ở Đường Sơn và Hàng Châu cũng như những nỗ lực của Bắc Kinh để loại bỏ công suất thép quá mức.
Vì vậy giá của hầu hết 8 sản phẩm thép chính mà CISA khảo sát đã phục hồi trong tháng 7, với mức tăng lớn nhất là thép cây có đường kính 16mm- tăng 210 NDT/tấn (31,7 USD/tấn) so với tháng trước- tiếp theo là thép tấm dày 20mm với mức tăng 176 NDT/tấn.
Nguồn tin: satthep.net