Các nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Trung Quốc sẽ gây tác động mạnh lên giá quặng sắt hơn là theo nguyên lý cung-cầu khi họ sử dụng hợp đồng giao sau để đầu cơ giá thép và quặng, ông Mark Lyons, đại diện tập đoàn đứng đầu toàn cầu về thép và quặng sắt Citigroup, phát biểu tại một hội nghị chuyên ngành ở Perth hôm thứ ba.
Ông nói rằng giao dịch hợp đồng thép cây giao kỳ hạn trên sàn Thượng Hải và hợp đồng quặng sắt trên sàn Đại Liên đều tăng nghĩa là niềm tin thậm chí sẽ trở thành nhân tố có ảnh hưởng mạnh hơn đến giá quặng sắt và dẫn đến sự biến động giá lớn hơn. Không giống như giao dịch hoán đổi quặng sắt trên sàn Singapore Exchange (SGX), hợp đồng này được thực hiện phần lớn là để cho các nhà đầu tư tự bảo vệ mình trước sự dịch chuyển lên xuống của giá theo các lô hàng giao ngay, nhưng ở đây thì lại khác, không có bất kỳ yếu tố giao ngay nào trong đa số các giao dịch hợp đồng giao kỳ hạn của thép cây Thượng Hải và quặng sắt Đại Liên cả.
“Hợp đồng kỳ hạn trên sàn SGX liên kết đến nhu cầu giao ngay; 80% là để tự bảo vệ, 20% là đầu cơ nhưng ở sàn giao dịch của Trung Quốc thì ngược lại 80% là đầu cơ, 20% còn lại là để bảo đảm”, ông Lyons nói. Mặc dù hàng triệu nhà đầu tư nhỏ lẻ đang giao dịch qua sàn SHFE nhưng rất hiếm để thấy hơn 10.000 tấn thép mỗi ngày được giao ngay bất kể thị trường giao sau có khi giao dịch lên tới 10 triệu tấn/ngày, ông nói.
Lyons cho biết việc các nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Trung Quốc giao dịch hợp đồng thép cây và quặng sắt giao sau qua điện thoại ngày càng trở nên phổ biến. Việc không giới hạn số lượng người giao dịch các loại thép bán lẻ này nghĩa là “tiếng nói” của những các nhà đầu tư này có ảnh hưởng lớn đối với giá hơn là nguyên lý cung cầu của thị trường.
Nguồn tin: Satthep.net