Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Công nghệ mới hiện đại hóa ngành thép

Kéo dài thời gian vận hành tới 50 năm của các nhà máy sản xuất thép hiện nay trên thế giới sẽ hòan tòan khả thi nhưng đòi hỏi phải được hiện đại hóa không ngừng. Ứng dụng công nghệ chắc chắn là chìa khóa không chỉ tạo hiệu quả kỹ thuật, kinh tế mà còn đáp ứng yêu cầu tiết kiệm năng lượng, an toàn và bảo vệ môi trường.

Đó là khẳng định của các chuyên gia hàng đầu thế giới tại hội nghị tòan cầu về công nghệ kim loại và khai thác mỏ vừa diễn ra vào giữa tháng 5 tại thành phố Kolkata, 'thủ phủ' của ngành công nghiệp khai thác mỏ và sản xuất kim loại ở Ấn Độ.

Cùng lúc giá năng lượng và nguyên liệu tăng cao cũng như yêu cầu về môi trường ngày càng chặt chẽ hơn đã đặt ra nhiều thách thức mới đối với các nhà sản xuất thép. Hội nghị năm 2011 thu hút sự tham gia của đại diện hàng chục nước trên thế giới.

Nhà máy thép JSW nằm ở vùng Toranagallu, là một trong những nhà máy sản xuất thép có tiếng ở Ấn Độ, tuy nhiên năng lực sản xuất, sản lượng và chất lượng thép thật sự được đánh giá là bước phát triển nhảy vọt khi ứng dụng công nghệ được nhập Siemens (Đức) từ năm năm nay.

Tham quan nhà máy và tận mắt xem dây chuyền công nghệ ESP (Endless Strip Production), ông Suraja Yekkar, giám đốc nhà máy JSW chia sẻ, nhiều nhà máy ở Ấn Độ vẫn sử dụng công nghệ thông thường, có nghĩa là thép phải qua các công đoạn đun nóng, làm nguội và đun nóng trở lại trước khi thành một cuộn thép thành phẩm ra lò.

Từ khi áp dụng công nghệ ESP, thép miếng được cuộn ngay khi còn nóng theo một dây chuyền sản xuất khép kín, nhờ vậy đã nhà máy này giảm lượng điện tiêu thụ đến 45%, tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu và chi phí sản xuất.

Theo các chuyên gia, thị trường thế giới khôi phục vào năm 2010 kéo theo nhu cầu về thép và các nhà máy sản xuất thép chất lượng cao không ngừng gia tăng. Tại hội nghị tại Ấn Độ lần này, các chuyên gia bàn thảo nhiều về việc sử dụng công nghệ ESP, trên thực tế đã giúp giảm lượng điện tiêu thụ đến 45% tại các nhà máy cán và cuộn thép ở châu Âu.

Trong cuộc họp bên lề hội thảo chính thức tại thành phố Kolkata, trả lời câu hỏi của phóng viên báo Nhân Dân về vấn đề đầu tư công nghệ, giải pháp tăng trưởng cho sản xuất thép, ông Werner Auer chia sẻ: 'Đất nước các bạn đang phát triển nhanh chóng, với hơn 80 triệu dân, tôi tin chắc dù có chịu khoản đầu tư lớn cho các công nghệ, nhưng có các doanh nghiệp Việt Nam vẫn quan tâm đến yếu tố giúp tiết kiệm điện và nâng cao năng suất hoạt động.

Tại Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả sản xuất, kinh doanh, Tổng công ty Thép (VNSTEEL) triển khai thực hiện dự án đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Tác nhân gây biến đổi khí hậu của ngành thép là sự phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất.

Trong khi đó, công nghệ giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất gang thép ở Việt Nam gồm: Xử lý và nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào; thay đổi nhiên liệu và sử dụng năng lượng hiệu quả; cải tiến và đổi mới công nghệ. Các giải pháp này nhằm lựa chọn công nghệ tiêu hao ít nhiên liệu, năng lượng, phát thải ít, thân thiện với môi trường… Sử dụng nguyên nhiên liệu sạch và tiết kiệm năng lượng trong sản xuất; sử dụng nhiệt dư và khí dư trong quá trình luyện cốc, luyện gang và luyện thép để tái sử dụng cho sản xuất gang thép.

Trong đó, công nghệ sản xuất tiên tiến chính là các công nghệ mới hiện đại đang được sử dụng trên thế giới. Công nghệ ESP trong sản xuất thép bằng cách tối ưu hóa từng thành phần cũng như quá trình riêng biệt và tích hợp chúng vào quy trình sản xuất thép, để có thể bảo đảm tính linh hoạt và hiệu quả để vận hành nhà máy trong suốt 50 năm hoặc hơn nữa. Điều này bảo đảm sự đầu tư về lâu dài của các công ty thép và cải thiện hiệu quả chi phí trong giai đoạn trước mắt.

Nguồn tin: NDĐT

ĐỌC THÊM