Trung Quốc xác nhận có hơn 500 nhà máy sản xuất thép bất hợp pháp bằng lò cảm ứng trên toàn nước với công suất sản xuất đạt tới 119 triệu tấn/năm. Theo chỉ đạo sau cuộc họp tại Bắc Kinh ngày 26/4, Phó Chủ tịch Chi Jingdong của CISA tự tin rằng tất cả các nhà máy này sẽ bị dẹp bỏ trước ngày 30/6.
Tại một cuộc họp khác của Bộ Công nghệ thông tin và Công nghiệp Trung Quốc (MIIT), phát ngôn viên Zheng Lixin cho biết MIIT cùng với Ủy Ban cải tiến và phát triển Quốc gia sẽ chung tay cùng các đội giám sát trong tháng 5 để đưa ra các hướng dẫn và giám sát việc tháo dỡ các IFs đã được xác định.
Hơn thế nữa, trong tháng 7-8, MIIT sẽ thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên để đảm bảo chắc các lò cảm ứng đã được tháo dỡ trong nửa đầu năm nay theo chỉ đạo của Chính quyền Bắc Kinh.
Trong bài báo đăng trên trang mạng, CISA cho biết giá thép tăng trong Q1 chủ yếu nhờ các dự báo về việc loại bỏ công suất các lò cảm ứng. Tuy nhiên, CISA cũng lên tiếng cảnh báo về tháng 2, sản xuất thép từ các lò này tuy thực sự bị giới hạn thì cũng không gây ra bất cứ sự thiếu hụt thép cây nào. Do đó, giá thép giảm trong tháng 3 và 4 đúng như dự báo vì nguồn cung tăng và xuất khẩu giảm.
MTTI công bố trong buổi họp báo hôm thứ tư rằng công suất sản xuất thép 3 tháng đầu năm tăng lên 73.7% từ mức 73% Q4 năm ngoái.
Trong khi đó, lợi nhuận gộp của các thành viên CISA 3 tháng đầu năm đạt mốc 23.28 tỷ NDT (3.38 tỷ USD), một bước cải thiện mạnh so với Q1 năm ngoái khi mà lợi nhuận báo ở mức lỗ 8.75 tỷ NDT. Tuy nhiên, biên độ lợi nhuận trung bình vẫn ở mức thấp 2.77%.
Hồi cuối tháng 3, tỷ lệ nợ-tài sản trung bình của các nhà máy CISA là 69.97%, cho thấy các nhà máy đang đối mặt với khó khăn tài chính. Mục tiêu của CISA đẩy tỷ lệ này xuống dưới 605 trong 3-5 năm tới.
Hơn thế nữa, CISA báo cáo hoàn thành đầu tư trong Q1 vào lĩnh vực chế biến và luyện kim màu đen đã giảm 10% trong năm nay, trong khi khai thác sắt đã giảm 23% trong năm.
Nguồn tin: Satthep.net