Công suất sản xuất thép quá mức của Trung Quốc trở thành tâm điểm tại cuộc họp WTO trong tuần qua do đó là nguyên nhân chính dẫn tới gia tăng các biện pháp chống bán phá giá của WTO. Nhật, Mỹ, Mexico và Canada đều nộp đơn yêu cầu chống bán phá giá, cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ các cuộc điều tra mới gần đây.
Nhật cho biết, các điều tra chống bán phá giá bắt đầu tăng từ năm 2014 do hệ quả của công suất quá mức, phần lớn là từ các nhà máy ở thị trường đang nổi.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc chính là thủ phạm. Trong số báo cáo chống bán phá giá của 22 thành viên WTO trong 8 tháng qua, có tới 18 điều tra nhằm vào Trung Quốc, chủ yếu là thép. Công suất quá mức tại Trung Quốc đã buộc các thành viên WTO dùng biện pháp chống bán phá giá. Trung Quốc không cho phép thị trường tự cân bằng cung cầu mà trái lại gia tăng sự can thiệp của Chính Phủ.
Mexico cho rằng, sự can thiệp của Chính Phủ chỉ làm méo mó và tổn thương tới thị trường nội địa cũng như các nước khác. Chính sách của Trung Quốc đang tác động tới các nước còn lại, và các thành viên cần phải tìm cách khắc phục vấn nạn này. Canada cho biết, các biện pháp khắc phục thương mại như chống bán phá giá là chính đáng để giải quyết các lo ngại này và sẽ tiếp tục được áp dụng nếu sản phẩm đó vi phạm.
Về phía Trung Quốc, nước này cho rằng không nên bàn về các vấn đề quá tải nguồn cung hay sự can thiệp của Chính Phủ ở đây. Tất yếu phải có liên hệ nhân quả giữa công suất, sự can thiệp của Chính phủ với tổn thương kinh tế.
Nước này cũng lên tiếng việc Mỹ đã áp dụng hơn 200 chống bán phá giá và đối kháng với thép nhập khẩu từ các thành viên WTO, và bày tỏ lo ngại về việc Mỹ đang tìm kiếm những biện pháp khác cho thép và nhôm nhập khẩu. Trung Quốc yêu cầu Mỹ giải thích về ý định này.
Nguồn tin: Satthep.net