Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, sản xuất và tiêu thụ thép tăng mạnh trong quý I/2011 song bước sang quý II đã giảm mạnh. Sản lượng thép xây dựng trong tháng 6 chỉ đạt 330.000 tấn, giảm 24,6% so với tháng 5. Tương tự, tiêu thụ thép trong tháng 6 cũng chỉ đạt 270.000 tấn, giảm 30,7% so với tháng trước đó. Hiện lượng thép thành phẩm tồn kho là 430.000 tấn, tăng 6,9% so với tháng 5; phôi chuẩn bị cho sản xuất tháng 7 là 590.000 tấn. Đây là mức tồn kho cao nhất từ trước đến nay. Theo tính toán của VSA, năm 2011 tổng công suất cán thép xây dựng trong nước khoảng 9 triệu tấn, nhưng mức tiêu thụ chỉ dao động trên 6 triệu tấn. Chính vì cung vượt cầu nên ngoài các doanh nghiệp có thương hiệu, sản xuất với công suất lớn phải cắt giảm trên dưới 50% công suất, nhiều nhà máy thép nhỏ chỉ vận hành cầm chừng ở mức 30 - 40% công suất thiết kế, số khác buộc phải ngừng hẳn. Lý giải về nguyên nhân trên, Chủ tịch VSA Phạm Chí Cường cho biết: Từ cuối tháng 3 đến nay, do nhu cầu thấp, thị trường thép thế giới cũng ảm đạm nên các nhà sản xuất không khai thác được tối đa công suất. Trong khi đó, giá cả biến động phức tạp đã tác động mạnh đến thị trường thép thế giới và điều này ảnh hưởng đến thị trường thép của Việt Nam. Sản phẩm thép được sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho xây dựng, tuy nhiên, từ khi thực hiện Nghị quyết 11/NQ - CP của Chính phủ, đặc biệt từ tháng 4 đến nay, tình hình tiêu thụ thép giảm rõ rệt. Bên cạnh đó, việc đóng băng của thị trường bất động sản thời gian này cũng góp phần đẩy sản phẩm thép vào tình trạng ế ẩm. Thêm vào đó, từ 1/7, các ngân hàng phải thực hiện quy định về tín dụng cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất giảm xuống ở mức đầu tiên 22%, vài tháng nữa xuống dưới 20%; sắp tới các dự án đầu tư sẽ được rà soát kỹ hơn thì ngành thép sẽ gặp nhiều thử thách và khi đó sức tiêu thụ thép còn chậm hơn nữa. Theo Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel) , để đẩy mạnh tiêu thụ, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải cạnh tranh gay gắt thông qua việc tăng chiết khấu bán hàng, áp dụng chế độ hỗ trợ vận chuyển đến tận chân công trình, trợ giá đối với những công trình lớn. Bên cạnh đó, để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng, các nhà phân phối thép buộc phải giảm giá bán ra so với giá bán của các nhà sản xuất bình quân khoảng 1,2 triệu đồng/tấn đối với thị trường phía Bắc và 850.000 đồng/tấn đối với thị trường phía Nam. Nếu mức thấp của giá thép còn kéo dài 3 - 4 tháng tới thì nhiều doanh nghiệp phải đẩy mạnh bán hàng tồn kho để trả nợ ngân hàng và điều này sẽ khiến giá thép trong nước có thể tiếp tục giảm. Chưa hết, mối lo lớn nhất của ngành thép trong thời gian tới chính là vấn đề nhập siêu, đặc biệt thép từ Trung Quốc. Trong năm 2010, nhập siêu trong ngành thép đã lên tới 6 tỷ USD, nếu năm 2011 cả nền kinh tế cố gắng hạn chế nhập siêu ở mức 14 - 15 tỷ USD, ngành thép vẫn nhập siêu như năm 2010 thì đã chiếm đến một nửa lượng nhập siêu của cả nước. Đây là một gánh nặng lớn. Do đó, nếu các bộ, ngành không có biện pháp cương quyết, đủ mạnh để hạn chế ngay thì doanh nghiệp thép trong nước càng thêm khó khăn hơn. Nguồn tin:Tin Tức
- Daily: Bảng giá HRC & CRC
- Bản tin VIP
- Monthly: Tổng hợp thép thế giới
- Daily:Tin thế giới
- Dailly: Bản tin dự báo hàng ngày
- Weekly:Dự báo xu hướng thép Thế giới
- Weekly:Dự báo xu hướng thép TQ
- Dailly:Giá Trung Quốc
- Weekly: Tổng hợp tin tức tuần
- Weekly:Bản tin thép xây dựng
- Dailly:Giá chào xuất nhập khẩu
- Daily:Giá thế giới
- Dailly:Hàng cập cảng
- Weekly:Thị trường thép Việt Nam
- Daily:Điểm tin trong ngày
- Monthly:Tổng hợp thị trường thép TQ
- Tin Tức
- Kinh Doanh
- Kinh tế
- Chuyên ngành thép
- Danh bạ DN