Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cuộc chiến với tôn giả, tôn thật: Bắt đầu từ đâu?

 Hiện nay, Việt Nam đang nhập khẩu một lượng thép cuộn cán nguội khổng lồ tương đương gần 2 triệu tấn/năm

Những năm gần đây ngành thép cuộn mạ màu đã nhiều lần phải chịu cảnh sóng gió trước hàng loạt tác động xấu từ thị trường thép nhập khẩu bởi sự thao túng gây lũng đoạn của thị trường thép giá rẻ Trung Quốc.

Các doanh nghiệp sản xuất tôn thép cuộn mạ màu trong nước như: SSSC, TVP, POSHACO, Nam Kim, Đông Á, …đã nhiều phen phải "gồng" lưng chống đỡ trước các mặt hàng tôn giá rẻ, kém chất lượng nhập khẩu ồ ạt từ Trung Quốc. Hệ quả của việc này là chi phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thì tăng lên, sự tăng trưởng của doanh nghiệp thì tụt giảm, uy tín thương hiệu bị ảnh hưởng nặng nề.

Tuy nhiên, để thấu hiểu được nỗi khổ của ngành, của nghề, của người trong cuộc thì không phải ai cũng hiểu. Tại sao lại như vậy? Hiện nay, Việt Nam đang nhập khẩu một lượng thép cuộn cán nguội khổng lồ tương đương gần 2 triệu tấn / năm để phục vụ cho các nhu cầu sản xuất tôn mạ màu phục vụ cho xây dựng và sản xuất cơ khí.

Trong đó lượng tôn cuộn nhập khẩu gian lận trái phép theo tính toán chiếm tới > 10%/năm đã ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp sản xuất, làm ăn chân chính, đồng thời cũng tạo nên sự lũng đoạn thị trường, làm cho câu chuyên "tôn thật, tôn giả" tốn khá nhiều giấy mực của các cơ quan báo chí.

Thị trường tôn đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt
Thị trường tôn đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt

Hơn cả những con số là những nỗi lo của ngành thép Việt Nam đầy nhọc nhằn và chông chênh.

Những tưởng trong bối cảnh này, hy vọng và sẽ rất cần các doanh nghiệp sản xuất thép cuộn mạ màu của Việt Nam "bắt tay nhau" cùng với các cơ quan chức năng quản lý nhà nước ngăn chặn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng nhập khẩu kém chất lượng.

Nhưng tại hội thảo về vấn nạn gian lận thương mại trong thị trường tôn thép do Thời báo Kinh Tế VN tổ chức vào ngày 26/11 với những tuyên bố khiến cho "cuộc chiến" với tôn giả, tôn thật của ngành tôn - thép cuộn mạ màu của Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen đã hâm nóng bầu không khí tại hội thảo. Ông Lê Phước Vũ chỉ thẳng là biết rõ có doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp tốt một phần và có doanh nghiệp gian lận.

Xung quanh tình trạng gian lận độ dày của tôn, ông Lê Phước Vũ chỉ thẳng thừng những doanh nghiệp sản xuất hàng có mã số cuộn (MSC) hoặc mã cuộn (MC) là hàng thiếu độ dày và để phân biệt tôn giả, nhái, gian lận độ dày để móc túi người tiêu dùng.

Cụ thể, tôn gian lận độ dày thường có ký hiệu “MSC” hoặc “MC” trong chuỗi mã số ký hiệu in ở mặt sau tấm tôn. Loại tôn này cũng thường chỉ ghi độ dày của tôn là 0.35 hoặc 0.4 thay vì phải viết đầy đủ là 0,35mm hoặc 0,40mm.

Qua tìm hiểu của một số chuyên ra trong ngành tôn mạ màu, chúng tôi được biết, ở một vài đơn vị thì mã số cuộn tôn được tập hợp gồm những chữ số,chữ cái nhằm mục đích để nhà sản xuất theo dõi lý lịch cuộn tôn.

Chẳng hạn, khi tôn cán sóng bán cho người tiêu dùng nếu trong trường hợp tôn bị lỗi, hư hỏng trong thời gian bảo hành thì khách hàng phản ánh, khiếu lại thì nhà sản xuất thông qua mã số cuộn được in trên tôn để xác định có phải chính xác là sản phẩm của mình hay không… khi xác định đúng SP của mình rồi thì nhà sản xuất tiếp tục thông qua MSC xác minh ngày sản xuất, ca sản xuất, và KCS nhằm mục đích khắc phục những sai sót trong sản xuất để sản phẩm ngày một tốt hơn và công ty sẽ giải quyết thỏa đáng vẫn đề khiếu nại của khách hàng.

 Nhưng chúng ta hãy quay lại mốc lịch sử chỉ trước đó vào năm 2005 - 2012 khi Hoa Sen là đơn vị đặt nền móng cho việc ghi MSC. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, những sản phẩm do DN Hoa Sen sản xuất bán ra thị trường đã in những thông số MSC. Nếu như vậy, người tiêu dùng có thể hiểu những tuyên bố của người đứng đầu DN Hoa Sen như một sự khẳng định đơn vị này đã từng làm ăn gian dối?

Hơn thế, qua khảo sát một vài cơ sở bán tấm hợp kim loại (tôn mầu) chúng tôi ghi nhận, đó là: Mọi thương hiệu đều áp dụng tiêu chuẩn : JIS G 3312 : 2008 ( Đối với tôn kẽm mạ mầu), JIS G 3322 : 2008 (Đối với tôn lạnh mạ mầu - hợp kim nhôm kẽm mạ mầu). Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch thực tế ở tỷ trọng trên mét dài ở mỗi nhà sản suất; ví dụ: tôn mạ mầu 0.30mm của tôn Phương Nam trung bình là 2,6kg/met dài, trong khi đó tôn mạ mầu 0.30mm của Hoa Sen trung bình tỷ trọng là 2.52kg/met dài.

Nhiều bài học nhãn tiền từ việc hợp tác kinh doanh thương mại với Trung Quốc vẫn còn đó. Từ mặt hàng nông hải sản như: café, chè, sắn khô, khoai, vải tươi, hàng tiêu dùng và tới sắt thép. Nhiều doanh nghiệp rất đau đớn, thậm chí phá sản cũng bởi vì mù quáng bởi cái lợi trước mắt mà quên đi cái lợi ích tập thể.

Với ngành thép cuộn mạ màu cuộc chiến cạnh tranh tưởng chừng như có phần nào đã lắng dịu. Nhưng thực tế cuộc chiến của các thương hiệu trong ngành, một cuộc chiến tranh lạnh âm thầm trong ngành tôn lại một lần thêm sóng gió.

Nguồn tin: Đất việt

 

ĐỌC THÊM