Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cuộc đọ sức kinh tế Mỹ - Trung tại châu Phi

Mệt mỏi với cách trợ giúp “theo kiểu cha chú” của bọn thực dân cũ, châu Phi đã nhanh chóng say mê đối tác Trung Quốc (TQ), với những hợp đồng kếch xù. “Người bạn mới” này đã len lỏi vào “sân sau” của phương Tây, đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế. Đứng trước làn sóng TQ này, các cường quốc phương Tây đã tru tréo lên inh ỏi. Nào là có thái độ thực dân, cướp bóc nguồn tài nguyên, hủy hoại di sản thiên nhiên... Không tội lỗi nào mà không đổ trút lên đầu “người bạn mới” này của châu Phi. Johnnie Carson, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ giải thích: TQ cố tình tìm cách khai thác dầu hỏa và những nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho phát triển kinh tế của mình, và cũng tìm thị trường mới cho xuất khẩu hàng hóa. Trong bối cảnh đó, châu Phi là một lục địa mà TQ nhìn thấy có những khả năng vĩ đại.

Nhưng lo lắng của Bộ ngoại giao Mỹ lại nằm ở chỗ “mối quan hệ phức tạp” của các chính phủ châu Phi, với việc “cướp bóc có tổ chức” nguồn tài nguyên của lục địa đen. Nó nhấn mạnh đến nhu cầu “phải có cơ chế dân chủ”: để tiếng nói của nhân dân về hậu quả của mối quan hệ với TQ được lắng nghe. Một thí dụ điển hình của chuyện này là chính phủ phải thương lượng lại hợp đồng khai thác mỏ sắt tại Belinga xứ Gabon với TQ, sau khi có áp lực của dân chúng về xâm hại môi trường và bán tài nguyên với giá quá rẻ mạt.

Nhưng theo giáo sư Aktouf thuộc Viện nghiên cứu quốc tế HEC tại Montréal, vấn đề chủ chốt không phải “có vẻ từ thiện” như thế: ngày nay, TQ đang ở ngay trước ngưỡng cửa châu Âu, và đe dọa quyền lợi của Mỹ ở Trung Đông. Soudan không xa kênh đào Suez, khiến cho Washington không thể nào nhịn được nữa! Đứng trước làn sóng biển người của TQ đe dọa quyền lợi phương Tây, giáo sư Aktouf phác họa ra khả năng xung đột tại lục địa này: ông Mugabe tội nghiệp đã sai lầm khi lấy lại đất của dân da trắng, để biến thành độc tài tàn bạo nhất thế giới. Ông ta hoàn toàn khác xa với trước kia. Tất cả vùng Đại hồ - Rwanda, Burundi, Công gô... đều trở thành mục tiêu. Người Pháp, người Mỹ và các cường quốc khác đều muốn ngăn chặn TQ xâm nhập vào châu Phi. Họ rất hoảng hốt.

Một vài nhà phân tích dự kiến TQ có thể trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2020. Một viễn cảnh khiến Hoa Kỳ kinh hoảng. Trong lúc đó, đứng ở giữa là một châu Phi với tất cả nguồn tài nguyên còn chưa khai thác, lại rất cần tiền để phát triển.

Hoa Kỳ có thành công khi ngăn chặn bước tiến của TQ tại châu Phi đang khao khát phát triển chỉ bằng một “chiếc còi dân chủ”? Đã 50 năm qua, lục địa này chờ đợi phương Tây giúp cho mình phát triển một cách vô ích, bất chấp vô số hợp đồng được ký kết. Dĩ nhiên TQ sẽ không phát triển châu Phi thay cho chính người Phi. Các chính phủ của họ phải nắm lấy vận mệnh mình trong tay, nhất là khi đã có sẵn một tầng lớp trí thức ưu tú được đào tạo trong các trường đại học tốt nhất phương Tây. Như gợi ý của giáo sư Aktouf: cái mà các nước thuộc thế giới thứ ba đang thiếu là nhà nước thực sự đóng vai trò then chốt, nhất là trong lãnh vực giáo dục. Nhờ vào giáo dục mà TQ có được tư thế dũng mãnh của ngày hôm nay.

Châu Phi từng là nạn nhân của cuộc chiến tranh lạnh Mỹ - Nga. Đã đến lúc họ phải tự gánh lấy trách nhiệm, để khỏi tiếp tục trở thành nạn nhân của cuộc xung đột giữa Trung Quốc và khối phương Tây.

(CATP)

ĐỌC THÊM