Mặc dù 14%/năm là mức lãi suất tiết kiệm cao nhất được các ngân hàng thương mại công khai niêm yết, nhưng trước sức ép lạm phát tăng cao, cũng như tình hình huy động vốn ngày một khó khăn, nên hiện tượng ngân hàng phải trả giá cao hơn cho các khoản tiền gửi không phải là chuyện hiếm.Các chuyên gia tài chính- ngân hàng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, khó kéo lãi suất huy động tiền đồng giảm và cuộc đua “ngầm” tăng lãi suất chưa có dấu hiệu dừng lại.
Ở đây, không loại trừ việc không ít ngân hàng cổ phần thuộc nhóm đứng đầu cũng nhập cuộc đua “ngầm” về lãi suất tiết kiệm. Còn với các ngân hàng nhỏ, do uy tín trên thị trường chưa cao, nên đã phải trả lãi suất lên đến 17 – 18%/năm, thậm chí là 19%/năm cho những khoản tiền tiết kiệm trị giá trên 1 tỷ đồng.
Các chương trình khuyến mãi, quà tặng và cả tặng thêm tiền mặt cho khách hàng… là những thủ thuật để ngân hàng “lách” mức trần lãi suất 14%/năm. Trong đó, phần lãi suất chênh lệch vượt trần cho phép sẽ được các ngân hàng trả trước cho người gửi tiền. Còn trên sổ tiết kiệm, ngân hàng vẫn chỉ ghi mức lãi suất cao nhất 14%/năm đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Như vậy, khi thanh tra NHNN “sờ” tới ngân hàng, hành vi vi phạm trần lãi suất của ngân hàng khó bị phát hiện và ngân hàng vẫn có thể dễ dàng hạch toán được khoản phí chênh lệch.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, TS. Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nhận định, việc các ngân hàng “xé rào” lãi suất huy động là không mới, nhưng khó có thể giải quyết triệt để.
Hiện kiến nghị về việc điều chỉnh trần lãi suất huy động đã được đề xuất lên NHNN.
Một cán bộ cấp cao trong ngành tài chính – ngân hàng thừa nhận, việc điều chỉnh tăng thêm trần lãi suất chỉ là để hợp thức hóa tình hình lãi suất thực trên thị trường hiện nay.
Huy động vốn từ dân cư rất khó khăn trước sức ép của lạm phát, nhưng để tiếp cận được nguồn vốn trên thị trường mở trong lúc này đối với các ngân hàng cũng không phải dễ. Mới đây, NHNN đã điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn từ 13%/năm lên 14%/năm, dẫn đến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng. Điều này cũng có nghĩa là, các ngân hàng không còn cơ hội tiếp cận nguồn vốn giá rẻ trên thị trường 2 để kinh doanh kiếm lời như những năm trước.
Khi không tiếp cận được nguồn vốn từ thị trường 2, các ngân hàng nhỏ có khó khăn về thanh khoản sẵn sàng chi lãi suất cao hơn mức trần 14%/năm để thu hút tiền tiết kiệm từ thị trường 1.
Như vậy, cuộc đua lãi suất tiết kiệm vốn đã khó hạ, lại càng nóng hơn, cho dù chủ trương đưa ra của NHNN trong năm nay là siết chặt dư nợ cho vay dưới con số 20%, đồng thời thu hẹp tín dụng ở lĩnh vực phi sản xuất (chứng khoán, bất động sản...).
Ông Kiêm nhận định, trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng, lãi suất khó sớm giảm xuống như kỳ vọng, vì vậy doanh nghiệp cần phải tính toán kỹ hơn với phương án kinh doanh của mình, nhằm tránh sử dụng vốn vay khi lãi suất còn cao.
Nguồn tin: Báo Đầu Tư
- Daily: Bảng giá HRC & CRC
- Bản tin VIP
- Monthly: Tổng hợp thép thế giới
- Daily:Tin thế giới
- Dailly: Bản tin dự báo hàng ngày
- Weekly:Dự báo xu hướng thép Thế giới
- Weekly:Dự báo xu hướng thép TQ
- Dailly:Giá Trung Quốc
- Weekly: Tổng hợp tin tức tuần
- Weekly:Bản tin thép xây dựng
- Dailly:Giá chào xuất nhập khẩu
- Daily:Giá thế giới
- Dailly:Hàng cập cảng
- Weekly:Thị trường thép Việt Nam
- Daily:Điểm tin trong ngày
- Monthly:Tổng hợp thị trường thép TQ
- Tin Tức
- Kinh Doanh
- Kinh tế
- Chuyên ngành thép
- Danh bạ DN