- Hôm nay (27/5) tờ “Nhật báo Trung Quốc” tại Thượng Hải cho biết, giới thông tin truyền thông gần đây tiết lộ, đàm phán giá khoáng sản của Công ty thép Nhật Bản và Tập đoàn Rio Tinto Úc gần như đã đi đến thỏa thuận với mức giá hạ thấp khoảng 30% – 35%.
Trước thông tin này, phía Trung Quốc cho rằng, thỏa thuận này sẽ khiến cho Trung Quốc gặp khó khăn trong việc đàm phán giá khoáng sản trong năm nay.
Một người đến từ ngành thép Trung Quốc cho biết, những thỏa thuận kiểu này sẽ khiến cho các cuộc đàm phán thay đổi giá cả của Trung Quốc rất khó nắm bắt, “bởi vì theo thông lệ từ nhiều năm, các nhà sản xuất sắt thép và các doanh nghiệp gang thép chủ yếu trên toàn cầu phải tiến hành đàm phán để đạt được thỏa thuận, trước hết phải là “giá cả”. Còn các điều khoản khác khác, các bên đều phải chấp nhận vô điều kiện. Tuy nhiên, do trong năm nay, hiệp hội ngành công nghiệp gang thép Trung Quốc vẫn muốn giữ mức hạ giá là 40%, nên điều này đã khiến cho tình hình trở nên phức tạp và rắc rối hơn.
Hiệp hội ngành công nghiệp gang thép Trung Quốc không hề đưa ra một lời bình luận nào về thông tin đàm phán mới này.
Nhà phân tích ngành công nghiệp gang thép của Công ty thương mại tư vấn kim loại Hồ Khải cho biết, kết quả của những cuộc đàm phán kiểu này sẽ gây trở ngại cho cuộc thương lượng giá cả khoáng sản với mức hạ giá 40% mà phía Trung Quốc mong muốn. Phía Trung Quốc cuối cùng có thể sẽ phải chấp nhận với mức hạ giá 30%. Thỏa thuận này chắc chắn sẽ gây ra tình trạng phân biệt giá khoáng sản, khiến cho giá khoáng sản hiện có phải thấp hơn so với giá lâu dài. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến doanh thu của các công ty gang thép quy mô lớn của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích ngành gang thép của Công ty chứng khoán Thượng Hải Châu Lập Dân vẫn tỏ ra nghi ngờ trước thông tin này. Ông Châu cho rằng, đàm phán giá này còn chưa đạt được trong thực tế.
Ông còn nhấn mạnh thêm, ngoài ba đại gia trong ngành khoáng sản lớn trên thế giới, Trung Quốc vẫn còn có rất nhiều sự lựa chọn. Ví dụ như ở Úc, ngoài Rio Tinto, Trung Quốc vẫn có thể hợp tác với nhiều công ty lớn khác tại Úc. Ngoài ra, Trung Quốc vẫn có thể thu mua khoáng sản của các nhà cung ứng ở Ấn Độ và Nam Phi.