Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Dấu hiệu ngành thép Việt Nam đang hồi phục

Được xem là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, nhưng những năm vừa qua, ngành thép Việt Nam đã liên tục gặp những khó khăn mà nguyên nhân là do cả các yếu tố khách quan cũng như chủ quan. 

- Tuy vậy, thống kê nửa đầu năm 2009 cho thấy mức tiêu thụ thép đã gia tăng đáng kể. Đây phải chăng là một tín hiệu khả quan của sự phục hồi. Theo đài RFA cho rằng, trái với những dự báo không mấy khả quan trước đây, ngành công nghiệp thép Việt Nam hiện đang có những dấu hiệu phát triển tích cực. Theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, 7 tháng đầu năm các loại thép xây dựng và các loại thép sử dụng bình thường trong nước tăng hơn 10%. Nếu mức tiêu thụ tiếp tục giữ ổn định trong 5 tháng cuối năm, ngành thép có hy vọng đạt mức tăng trưởng trên 10%, thậm chí đến 15% hoặc cao hơn trong năm nay. Đây là một kết quả ngoài sự mong đợi.

Hồi đầu năm 2009 Tổng Giám đốc Tổng công ty thép Việt Nam Đậu Văn Hùng còn dự báo 3 “kịch bản” của ngành thép trong năm này. Một là tăng trưởng từ 5% đến 10%, hai là không tăng trưởng và ba là thậm chí suy giảm đến -5%. Sở dĩ có những dự báo không mấy lạc quan này là vì những khó khăn kéo dài của ngành thép trong quý I/2009 không được giải quyết thỏa đáng trong một thời gian dài.

Khó khăn thứ hai đến từ những nước lân cận, đặc biệt là Trung Quốc. Ông Nguyễn Tiến Nghi- Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam- từng nói: “Chúng tôi không lo ngại khả năng cạnh tranh với thép ASEAN và các nước khác. Nhưng mối lo là nếu Trung Quốc đưa thép vào, các doanh nghiệp thương mại của Việt Nam nhập thép Trung Quốc với giá rẻ hơn thì quả là có khó khăn. Không riêng gì Việt Nam, các nước ASEAN cũng như thế giới cũng đều rất sợ sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc, không riêng gì thép”. Bởi vì Trung Quốc đã có chính sách giảm thuế xuất khẩu từ 15% xuống còn 0%.

Thời gian qua, lợi dụng kẽ hở về chính sách thuế ưu đãi 0% đối với hợp kim cán nóng, thép cuộn Trung Quốc có chất Boron (Bo) đã “danh chính ngôn thuận” đi vào cửa khẩu Việt Nam với danh nghĩa là thép xây dựng thông thường để lách luật, trốn thuế may mà các cơ quan chức năng đã kịp thời ngăn chặn. Chỉ tính riêng trong quý I thép cuộn nhập khẩu đã tăng ồ ạt, bình quân 38.000 tấn/tháng, khiến thị phần thép trong nước giảm từ 25 - 30% xuống còn 20% hiện nay.

Nhưng nhờ sự lên tiếng kịp thời của các doanh nghiệp trong nước, thông qua Hiệp hội Thép, Chính phủ đã có những điều chỉnh kịp thời về chính sách. Chủ tịch Hiệp hội Thép Nguyễn Chí Cường cho biết, trước hết ngành thép được Nhà nước tạo thuận lợi là rà soát lại tất cả các dự án đầu tư. Dự án nào có hiệu quả, phát huy tác dụng tốt cho nền kinh tế thì tiếp tục đầu tư vốn và được hỗ trợ bằng lãi suất thấp, các điều kiện tín dụng thuận lợi để có thể triển khai nhanh chóng. Vì thế, nên các dự án xây dựng, làm nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân các khu công nghiệp, học sinh sinh viên đã có được điều kiện tín dụng rất thuận lợi. Vì thế, họ triển khai rất tốt và tạo được đầu ra, tiêu thụ thép thuận lợi hơn.

Thứ hai, ngành thép tiếp tục được Nhà nước hỗ trợ để mở rộng cơ sở sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng... Ngoài ra, do ảnh hưởng kinh tế khó khăn, ngành thép tiếp tục được hưởng mức thuế VAT là 5% mà lẽ ra năm nay sẽ phải áp dụng tới 10%. Những chính sách như vậy đã giúp cho ngành thép phát triển tốt.

Có thể nói, những tín hiệu khởi sắc của ngành thép phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách hỗ trợ và các gói kích cầu hàng tỷ USD của Chính phủ. Nhưng câu hỏi đặt ra là, liệu ngành thép có khả năng tự đứng vững và phát triển bền vững hay không một khi không còn được hưởng nhiều ưu đãi của Chính phủ.

(Công Thương)

ĐỌC THÊM