Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Điểm tin kinh tế thế giới 24h qua

Kinh tế Mỹ

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thông báo dư nợ tín dụng tiêu dùng Tháng Tư (trừ các khoản vay bất động sản) tăng 1 ngàn tỷ USD lên 2.44 ngàn tỷ USD, tăng 0.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần thứ hai trong vòng 14 tháng qua, dư nợ tín dụng tiêu dùng gia tăng, nhưng vẫn còn giảm 5.5% so với mức đỉnh Tháng7/2008.

Dư nợ tín dụng tuần hoàn, bao gồm nợ thẻ tín dụng, giảm 8.5 tỷ USD trong tháng vừa qua. Đà sụt giảm liên tiếp trong 19 tháng qua là dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng đang thực hiên các biện pháp cắt giảm nợ. Bên cạnh đó, sự suy giảm trong các khoản thanh toán muộn cho thấy các biện pháp đã phần nào phát huy tác dụng.

Dư nợ tín dụng không tuần hoàn, như các bao gồm các khoản vay cho các hoạt động mua xe ôtô, đi học…tăng 9.4% so với tháng trước và 7.1% so với cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận tháng cải thiện thứ tư liên tiếp trong vòng năm tháng qua.

Được biết, Chủ tịch Ben Bernanke sẽ trả lời những thắc mắc về nền kinh tế trong khuôn khổ một sự kiện được tổ chức tại Washington vào tối ngày Thứ Hai.

Kinh tế châu Âu

Tại Đức, số đơn đặt hàng nhà máy bất ngờ gia tăng tháng thứ hai liên tiếp trong Tháng 4. Đồng EUR yếu đã thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu và khuyến khích các công ty tăng cường đầu tư.

Cụ thể, Bộ Kinh tế Đức cho biết số đơn đặt hàng trong Tháng 4 (đã được điều chỉnh theo yếu tố thời vụ và lạm phát) tăng 2.8% so với Tháng 3. Kết quả này, dù thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 5.1% trong tháng trước nhưng đi ngược với dự đoán sụt giảm 0.4% của các nhà kinh tế. So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ báo này tăng 29.6%.

Cùng ngày, các bộ trưởng tài chính châu Âu trong cuộc họp tại Luxembourg đã chính thức lập ra Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) trị giá 440 tỷ EUR (tương đương 524 tỷ USD) nhằm giải cứu bất kỳ thành viên nào trong khu vực khi quốc gia này cần trợ giúp.

Với thời hạn 3 năm, quỹ bình ổn này là phần chính của gói giải cứu 1,000 tỷ USD do Liên minh Châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phê chuẩn cách đây một tháng nhằm ngăn chặn sự lây lan của nợ quốc gia tại khu vực.

Thị trường tiền tệ, hàng hóa

Đồng EUR tiếp tục rớt giá và được giao dịch tại mức 1.1955 USD/EUR sau khi rớt xuống mức thấp 4 năm 1.188 USD/EUR. Đồng USD giảm 0.2% so với đồng JPY.

Sự suy yếu của đồng EUR có xu hướng được xem là dấu hiệu cho mối quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và những tác động của nó lên nền kinh tế thế giới.

Lợi tức trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm từ 3.20% xuống 3.18%.

Giá vàng COMEX giao Tháng 8 tăng vọt 23.10 USD/oz xác lập mức 1,240.80 USD/oz.

Giá dầu thô ngọt nhẹ giao Tháng 7 trên sàn NYMEX giảm 7 cent xuống 71.44 USD/thùng.

Thông tin kinh tế công bố ngày 08/06

Australia: Niềm tin doanh nghiệp

Nhật Bản : Các chỉ báo kinh tế hàng đầu

Thụy Sỹ: Tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Đức: Kim ngạch xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, sản lượng công nghiệp

Canada: Số nhà mới khởi công

Vietstock

ĐỌC THÊM