Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Diện mạo kinh tế Mỹ nếu có suy thoái lần hai

Theo một cuộc khảo sát gần đây của tờ Wall Street Journal, hiện tại có tới gần 2/3 số người dân Mỹ tin rằng nền kinh tế vẫn chưa chạm đáy thật của nó, so với tỉ lệ 53% hồi tháng Một.

Ngày càng có nhiều nhà kinh tế tin vào khả năng xảy ra suy thoái kép của Mỹ, do tình trạng thất nghiệp cao kéo dài và sự bấp bênh của thị trường nhà ở.

Từ thời cuộc khủng hoảng những năm 50 và 60 của thế kỷ trước, khái niệm về “ sự tăng trưởng nhưng không tạo ra việc làm” đã xuất hiện. Đây là một khái niệm để chỉ hiện tượng nền kinh tế tăng trưởng nhưng tốc độ tạo ra việc làm không cao. Khi các doanh nghiệp nhận thấy đợt suy thoái đã gần tàn, họ sẽ bắt đầu tăng sản lượng. Tuy nhiên thì chỉ khi nào có dấu hiệu chắc chắn về sự phục hồi, các doanh nghiệp mới bắt đầu thực sự tuyển dụng thêm.

Cuộc khủng hoảng 2008-2009 quả thực là một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy về độ sâu rộng cũng như về các nguyên nhân phía sau. Châm ngòi cho đợt suy thoái này là sự sụt giảm nhanh chóng của giá nhà, và điều này đã khiến rất nhiều người mất đi phương tiện chủ yếu để tiếp cận với vốn. Tín dụng do vậy cũng sẽ bị thắt chặt hơn. Sức mua của người tiêu dùng bị bốc hơi còn các doanh nghiệp thì cắt giảm sản lượng cũng như hàng tồn kho. Tỷ lệ thất nghiệp tăng, và cuối cùng niềm tin người tiêu dùng sụp đổ.

Tác động của cuộc khủng hoảng vừa rồi lớn đến nỗi, có những tháng có tới hơn nửa triệu người bị mất việc. Danh sách người thất nghiệp đã nhiều hơn con số 8 triệu và nghiêm trọng nữa là hơn 1,4 triệu người trong số đó đã không có công ăn việc làm trong hơn 99 tuần. Điều này có nghĩa 1,4 triệu người này đã hết hạn được trợ cấp thất nghiệp, và số người Mỹ bần cùng sẽ tiếp tục tăng.

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế và chính phủ liên bang, đợt suy thoái thứ hai rất có thể sẽ xảy ra trong vòng hai quý tới.

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã vượt khỏi những dự đoán, và gần đây đã chạm mức cao nhất trong vòng 6 tháng. Số đơn xin trợ cấp tính công bố 12/08 đã chạm ngưỡng 484.000 đơn. Hầu như không có việc làm mới được tạo ra ở khu vực tư nhân. Giá bất động sản thì tiếp tục trượt dài, đặc biệt là ở những vùng như California, Nevada, Florida và Michigan.

Trong khi ấy thì chính phủ, từ cấp liên bang tới cấp địa phương, không đủ điều kiện để ra tay cho vay cứu trợ đối với các doanh nghiệp đang khát vốn. Tương tự, các ngân hàng cũng chưa sẵn sàng để cung cấp các khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới thị trường lao động, do từ trước đến nay những doanh nghiệp này là đối tượng tạo ra nhiều việc làm nhất.

 

Vậy nền kinh tế Mỹ sẽ đi đâu về đâu trong một viễn cảnh suy thoái kép?

 

1. Thị trường nhà đất

Những nơi mà giá nhà đã giảm 50% hoặc hơn sẽ còn phải chứng kiến bất động sản rớt giá sâu nữa, có thể thêm tới 20%. Những vùng này lại thường có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất, chính quyền địa phương thì chịu áp lực lớn để cung cấp dịch vụ cơ bản, còn những người mua nhà thì tiếp tục chờ giá nhà giảm tiếp. Tại những khu vực còn lại, thất nghiệp kéo dài và lưỡng lự khi cho vay của ngân hàng sẽ làm lãi suất vay thế chấp, tuy thấp, không còn hấp dẫn nữa.

 

2. Tình trạng thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ vượt ngưỡng 10% một cách nhanh chóng. Trong đợt khủng hoảng hồi 1982, tỷ lệ này đã duy trì ở mức trên 10% trong vòng 20 tháng liên tiếp, và từng đạt 10,8% trong hai tháng. Tuy nhiên tại thời điểm đó, các cơ sở sản xuất không bị phá hủy. Nền kinh tế bây giờ đang tồi tệ hơn nhiều. Rất nhiều người Mỹ làm việc trong lĩnh vực sản xuất không thể được tái đào tạo, còn những nhà máy nơi họ từng làm việc sẽ không được mở cửa trở lại nữa. Các doanh nghiệp Mỹ gần đây đã áp dụng chính sách duy trì số công nhân hiện tại của mình lâu nhất có thể, để khi cần họ sẽ thẳng tay sa thải. Con số mất việc có thể sẽ lên tới 200.000-300.000 người mỗi tháng. Vào thời điểm xấu nhất của đợt suy thoái vừa rồi, tính trung bình có tới 6 ứng viên cho mỗi công việc, và thị trường lao động có khả năng sẽ lại lâm vào tình trạng ấy.

 

3. Chi tiêu và niềm tin người tiêu dùng

Các khoản vay vốn chủ sở hữu nhà (home equity loan-HEL) là một trong những lý do chính khiến cho chi tiêu tiêu dùng chưa bị đình trệ trong những tháng đầu của cuộc suy thoái. Hiện tại với hơn 11 triệu khoản vay thế chấp có giá trị thấp, chiếm 24% của cả nước Mỹ, người tiêu dùng sẽ không còn điểm tựa khi nền kinh tế tiếp tục đi xuống trong nửa năm tới.

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng sẽ lại giảm. Hiện tại chỉ số này trong hầu hết các tháng đang ở mức 60, tuy nhiên thì nó có thể sẽ giảm xuống đáy cũ hồi tháng 02/2009 là 25.

 

4. Ngành công nghiệp ô tô

Do lo lắng về tình trạng việc làm, nhiều người sẽ hoãn việc mua cho mình một chiếc xe. Doanh số bán xe của Mỹ đã giảm từ 16 triệu hồi năm 2005 xuống còn 10 triệu vào năm 2009. Nếu khủng hoảng xảy ra, doanh số năm nay có thể sẽ giảm ít nhất 1 triệu xe.

 

5. Thâm hụt thương mại

Cán cân thương mại danh nghĩa hầu như chắc chắn sẽ tiếp tục bị thâm hụt, có thể mức thâm hụt sẽ lên tới con số 25 tỷ USD/ tháng. Mỹ sẽ nhập khẩu ít hơn do cầu nội địa yếu, còn xuất khẩu cũng giảm sút do khủng hoảng từ Mỹ sẽ sớm có tác động toàn cầu. Do kích cỡ của nền kinh tế Mỹ, suy thoái tại đây sẽ ảnh hưởng tới Trung Quốc, châu Á cũng như châu Âu, làm tăng khả năng của một đợt cắt giảm việc làm trên toàn thế giới.

 

6. Thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia

Nếu suy thoái xảy ra, thâm hụt ngân sách sẽ vượt mức đề ra là 1,5 nghìn tỷ USD trong năm nay. Thu ngân sách của Mỹ cho tới nay chỉ có 1,7 nghìn tỷ USD. Khi thu nhập của doanh nghiệp và cá nhân giảm, nguồn thu của chính phủ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, trong khi áp lực chi lại tăng do phải hỗ trợ thất nghiệp. Trợ cấp thất nghiệp có thể sẽ khiến Washington phải tiêu tốn tới 44 tỷ USD trong năm nay, và trong trường hợp có suy thoái kép, khoản tiền này sẽ là 94 tỷ.

Thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia của Mỹ tăng sẽ làm các nhà đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ lo ngại. Bất lực trong việc kiểm soát chi tiêu, chính phủ Mỹ sẽ phải vay nhiều hơn. Điều này có thể đánh tụt xếp hạng nợ của quốc gia này, làm tăng chi phí vay nợ. Đến lượt mình, chi phí đi vay cao hơn lại làm tăng nguồn chi hàng năm của chính phủ.

 

7. Thị trường chứng khoán

Chỉ số S&P 500 có thể sẽ rớt từ khoảng 1.100 điểm xuống còn 676 điểm, mức đáy cũ hồi tháng 3/2009. Điều này sẽ làm “bốc hơi” hàng nghìn tỷ USD từ bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ giảm mức độ đầu tư, còn chi tiêu tiêu dùng cũng bị sụt giảm đáng kể.

 

8. Hệ thống ngân hàng

Ngành tài chính sẽ phải hứng chịu những tác động kinh khủng. Số ngân hàng sụp đổ có thể sẽ lại vượt con số 700 của đợt khủng hoảng vừa rồi. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) sẽ phải vay Bộ Tài chính nhiều hơn để lo liệu những vụ đóng cửa ngân hàng.

 

9. Tỷ lệ lãi suất

Như đa số các chuyên gia kinh tế dự đoán, Fed đã hạ lãi suất xuống 0%. Điều này có nghĩa là Ngân hàng Trung ương Mỹ hiện tại đã hỗ trợ tối đa có thể cho nền kinh tế.

Nguồn: Wall Street Journal

ĐỌC THÊM