đã đạt con số 9 triệu tấn/năm (ảnh: Dây chuyền sản xuất thép Việt - Hàn)
Ông Nguyễn An - Tổng giám đốc Cty thép Thái Bình Dương cho biết, những tháng cuối năm 2011, do sức tiêu thụ của thị trường trong nước gần như đóng băng nên Cty buộc phải đẩy mạnh xuất khẩu. Theo đó, trong năm ngoái đơn vị này đã xuất ra thị trường Philippines hơn 17.000 tấn phôi thép với giá trị lên đến 11 triệu USD. Trong năm 2012, mặc dù vẫn ưu tiên cho thị trường nội địa nhưng nhìn vào các số liệu của Cty này cho thấy, xuất khẩu vẫn là giải pháp được quan tâm. Bằng chứng là chỉ trong hai tháng 1 và 2/2012, Cty này đã xuất khẩu một lượng phôi thép có giá trị lên đến 5 triệu USD – gần bằng ½ tổng giá trị xuất khẩu trong cả năm 2011.
Một DN khác là ông Hồ Nghĩa Tín - Tổng giám đốc Dana - Ý cũng cho biết, trong năm nay, mục tiêu xuất khẩu được Cty chú trọng, đặc biệt là trong quý I và II. Theo đó, Cty đặt ra chỉ tiêu tăng 100% sản lượng xuất khẩu phôi ra các nước Đông Nam Á (từ 30.000 tấn lên 60.000 tấn). Nhận định về thị trường thép năm 2012, Ông Hồ Nghĩa Tín cho rằng, do nền kinh tế thế giới nói chung và VN nói riêng tiếp tục gặp nhiều khó khăn nên sức tiêu thụ của thị trường thép không lớn. Thêm vào đó, do phải hội nhập kinh tế thế giới sâu hơn nên năm 2012, hàng rào thuế quan của VN phải giảm dần theo lộ trình cam kết WTO và AFTA, thép nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước trong khu vực ASEAN với ưu thế giá rẻ sẽ càng tạo thêm áp lực cạnh tranh. Do đó, trong năm nay, bên cạnh việc chú trọng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, liên kết tạo nên sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, DN cũng tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu tiềm năng trong khu vực cũng như trên thế giới để tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, ông Tín cũng kiến nghị Chính phủ cần có các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định tỉ giá, giảm lãi suất, đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu, giảm nhập khẩu những mặt hàng trong nước có thể sản xuất và ưu tiên cung ứng điện ổn định và liên tục cho các đơn vị sản xuất phôi thép để giúp DN.
DN nên thận trọng với các vụ kiện, nhất là với mặt hàng thép cán nguội và thép ống vào thị trường Mỹ. |
Theo Hiệp hội Thép VN (VSA), tính đến cuối năm 2011, tổng công suất sản xuất thép xây dựng của cả nước đã đạt con số 9 triệu tấn/năm. Trong khi đó, sức tiêu thụ chỉ ở mức 5,6 triệu tấn, giảm khoảng 10% so với năm 2010. Chính vì cung vượt cầu nên ngoài các DN có thương hiệu, sản xuất với công suất lớn phải cắt giảm trên dưới 50% công suất, nhiều nhà máy thép nhỏ chỉ vận hành cầm chừng ở mức 30 - 40% công suất thiết kế, số khác buộc phải ngừng hẳn. Lượng thép tồn kho ở các DN thành viên Hiệp hội Thép VN tăng cao, tính đến hết tháng 11/2011 lên đến 365.000 tấn, trong khi mức tồn kho bình quân hằng năm chỉ khoảng 250.000 tấn.
Ngược lại, xuất khẩu thép năm 2011 tăng cao đột biến với 1,87 triệu tấn, tăng gần 44,5% so với năm 2010. Cùng với phôi thép, các sản phẩm ống thép, cuộn cán nguội, thép không gỉ, thép thanh, tráng tôn mạ kẽm cũng có kim ngạch xuất khẩu tăng rõ rệt so với năm 2010. Điều này chứng tỏ, thép VN bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường thế giới.
Bình luận về vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội Thép VN, ông Phạm Chí Cường cho rằng, với thực tế nguồn cung thép trong nước hiện đã vượt nhu cầu gần gấp đôi, xuất khẩu thép tăng là dấu hiệu đáng mừng giúp thu hẹp khoảng cách nhập siêu sản phẩm thép của các năm trước đây, đồng thời tạo đầu ra cho sản phẩm thép sản xuất trong nước khi tiêu thụ nội địa giảm mạnh do đình hoãn, giãn tiến độ đầu tư các công trình. Tuy nhiên, để xuất khẩu hiệu quả, ông Cường cũng lưu ý, các DN thép cần phối hợp với nhau và thông qua VCCI để tăng cường xúc tiến thương mại ra nước ngoài. Mặt khác, DN nên thận trọng với các vụ kiện gia tăng, nhất là với mặt hàng thép cán nguội và thép ống vào thị trường Mỹ do xuất khẩu của nước ta tăng quá nhanh vào thị trường này. Hiện nay nhiều DN đang rất lúng túng để đối phó các vụ kiện do chưa có nhiều kinh nghiệm.
Nguồn tin: (DĐDN)