Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

DN thép, xi măng bị "phân biệt đối xử"?

Việc Bộ Công thương ban hành dự thảo cơ cấu giá bán lẻ điện, trong đó dự kiến tăng giá bán điện cho hai ngành thép và xi măng lên khoảng 2 - 16% so với các ngành khác đã nhận được nhiều phản hồi của doanh nghiệp hai ngành này.

“Tăng giá điện phải từng bước và chọn thời điểm thích hợp

 Ông Lương Quang Khải, Chủ tịch HĐTV TCT Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM)

 Từ đầu năm tới nay, ngành xi măng vẫn rất khó khăn khi giá đầu vào như điện, xăng dầu, phí đường bộ đều tăng, trong khi giá bán vẫn giữ nguyên. Thêm nữa, thị trường chưa chuyển biến nhiều, nên áp lực đối với ngành xi măng là vô cùng lớn. Hiện giá điện chiếm trung bình gần 20% giá thành, than chiếm gần 40%. Giá than trong nội địa đã đắt hơn giá than xuất khẩu, nên nếu tiếp tục tăng giá điện thì nhiều DN ngành xi măng sẽ khó sống.

 Với việc đầu tư công nghệ, dây chuyền hiện đại, hiện các đơn vị sản xuất thép, xi măng đã tiết kiệm được chừng 40% lượng điện năng tiêu thụ

 Nếu nói việc tăng giá điện vì xi măng tiêu hao điện năng thì không chính xác. Toàn bộ các dây chuyền của VICEM đều thuộc loại hiện đại nhất. Các đơn vị thành viên đều áp dụng tiết kiệm điện hiệu quả. Theo tính toán, mỗi tấn sản phẩm xi măng tiêu tốn trung bình xấp xỉ 100 KWh, nhưng tại VICEM, nhiều dây chuyền chỉ tiêu hao từ 65 - 72 KWh, không có dây chuyền nào đến mốc tiêu thụ bình quân. Ngoài ra, không riêng gì VICEM, mà toàn ngành xi măng đều tập trung SX vào ca đêm, tức là vào giờ thấp điểm. Điều đó có thể nhìn thấy ở biểu đồ phụ tải của bất kể nhà SX nào. Như vậy, ngành xi măng đã tham gia giải quyết khó khăn cho ngành điện. Trong lúc khó khăn này, ngành điện còn tăng giá là đánh vào nỗ lực tiết kiệm điện năng của toàn ngành xi măng.

 Đối với VICEM, chúng tôi đồng ý với lộ trình tăng giá điện để đảm bảo nguồn điện ổn định phục vụ SX, đồng thời nâng cao ý thức tiết kiệm điện của các nhà SX bằng việc cải tiến công nghệ. Tuy nhiên, việc tăng giá điện phải tiến hành dần dần và vào thời gian thích hợp.

 “Phải công khai thông tin giá điện”

Ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Việt.

 Quan điểm của tôi là không ngành nào phải bao cấp cho ngành nào. Đảm bảo về giá để phát triển ngành điện là chuyện bình thường. Tuy nhiên, việc tăng giá điện hay không, tăng như thế nào phải có cơ sở và tính toán cụ thể, chứ không phải muốn tăng là tăng. Điều mà ngành điện cần làm là minh bạch giá điện của các nước trong khu vực như để từ đó tính toán giá điện trong nội địa cho phù hợp, bởi các nước này là thị trường cạnh tranh chính của ngành thép nước ta. Bộ Công thương cũng nên giải thích tại sao phải tăng giá để cho những người có liên quan đóng góp, như vậy, mới tạo được sự đồng thuận.

 Hiện ngành công nghiệp Trung Quốc là đối thủ chính của các ngành công nghiệp nước ta, nên có thể lấy giá điện tại Trung Quốc để làm tham khảo tính giá điện trong nước.

 Quan điểm cho rằng vì dây chuyền của ngành thép hay xi măng lạc hậu, nên phải tăng giá điện cho ngành này là lý luận không hợp lý. Chẳng hạn, hiện dây chuyền của Pomina tốn 365 KWh/tấn, trong khi công suất trung bình của các dây chuyền khác vào khoảng 600 KWh/tấn. Nếu giá điện tăng phi lý thì Pomina nói riêng và ngành thép nước ta nói chung sẽ triệt tiêu khả năng cạnh tranh, đặc biệt là đối với lĩnh vực xuất khẩu.

“Cần phải có lộ trình thích hợp”

Lãnh đạo CTCP Thép Việt Ý (VIS)

 Việc tăng giá điện đối với hai ngành thép và xi măng như dự thảo cơ cấu giá bán lẻ điện của Bộ Công thương sẽ làm tăng giá thép đầu ra, làm triệt tiêu sức cạnh tranh của các doanh nghiệp SX - kinh doanh thép trong nội địa. Trong khi đó, hiện ngành thép trong nội địa đang bị cạnh tranh rất khốc liệt của thép NK, đặc biệt là của thép Trung Quốc đang tràn lan ở thị trường nước ta. Hơn nữa, việc tăng giá điện với mức tăng cao hơn bình quân đối với ngành thép và xi măng vô hình trung đã tạo sự phân biệt đối xử giữa các ngành trong sản xuất - kinh doanh. Cho nên, việc tăng giá điện buộc phải có lộ trình thích hợp để các đơn vị có phương án SX và đầu tư phù hợp, bởi hiện 2 ngành này đang vô cùng khó khăn . 

Thị trường thép trong nộ địa sẽ tiếp tục suy yếu do nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng giảm trong mùa mưa bão.

 Ông Bùi Quang Chuyện, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương, không chỉ phôi thép, thép hình mà tôn mát cũng đang trong tình trạng dư thừa, thị phần của các doanh nghiệp thép trong nội địa giảm liên tục, trong khi thị phần các đơn vị liên doanh ngày càng tăng. Việc dư thừa công suất sẽ càng khiến cho các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt và đứng trước nguy cơ phá sản.

 Tại thị trường trong nội địa, hàng hóa thép hộp mạ kẽm tiếp tục ế ẩm trong mùa tiêu thụ thấp điểm của tháng 6. Thị trường nhà đất lao dốc, sức mua sụt giảm mạnh, cung ngày càng cách xa cầu.

Tuy nhiên, tại Japan, nhu cầu từ các ngành xây dựng và công trình dân dụng tăng cao. Chính sách tài chính mới của chính phủ và chính sách nới lỏng tiền tệ đang hỗ trợ thị trường.

Giá thép trung bình tại ASIAN, tính theo đô la Mỹ, đang giảm trong quý II. Giá mua tại các nhà máy tại China giảm trong bốn tháng liên tục cho tới tháng 6 do nhu cầu nội địa đình trệ. Giữa tháng 6, giá thép thanh vằn giao kỳ hạn ở Shanghai giảm xuống mức thấp trong 9 tháng gần đây khi các nhà đầu tư vẫn còn lo ngại rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn chưa thể phục hồi.

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, thị trường thép tấm toàn cầu quý II năm nay tiếp tục ảm đạm do nguồn cung dư thừa. Nhu cầu tiêu thụ chậm tạo sức ép giá giảm trên khắp các thị trường châu Âu, châu Á, châu Mỹ. Xu hướng này dự kiến sẽ vẫn tiếp tục trong quý III.

Nguồn : thepcongnghiep.com.vn

ĐỌC THÊM