Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Doanh nghiệp chật vật khi giá điện leo thang

Đối với nhiều doanh nghiệp, việc đột ngột tăng giá điện trong hoàn cảnh kinh doanh khó khăn này sẽ khiến doanh nghiệp đội thêm rất nhiều chi phí phát sinh.

Thông tin tăng 7,5% giá điện bắt đầu từ ngày 16/3 của Bộ Công thương đã khiến nhiều người lo lắng cho tình hình kinh tế đang vốn hết sức nhạy cảm này.

Theo ý kiến của Bộ Công thương thì việc tăng giá điện không tác động nhiều đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Và mức tăng này cũng chỉ tác động đến giá thành sản xuất của doanh nghiệp từ 0,2 - 0,8% mà thôi.

Tuy nhiên, theo nhiều doanh nghiệp, việc tăng giá điện trong hoàn cảnh kinh doanh khó khăn này sẽ khiến doanh nghiệp đội thêm rất nhiều chi phí phát sinh. Không thể chỉ tính đến yếu tố tác động nội tại hoạt động sử dụng điện và sản xuất của từng doanh nghiệp mà phải cộng thêm mức chi phí tăng của hàng loạt nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho hoạt động sản xuất.

Chuyên gia kinh tế TS Ngô Trí Long từng phân tích: Sau tết là thời điểm khá nguy hiểm để tăng giá điện. Bởi tăng giá điện là vấn đề rất nhạy cảm, ảnh hưởng đến đời sống mọi người dân và toàn bộ nền kinh tế.

"Lạm phát thời gian qua liên tục giảm, kể cả dịp tết, cho thấy sức mua thấp, thu nhập của người dân thấp, nên họ hạn chế chi tiêu, do đó doanh nghiệp còn khó khăn. Vì thế, khi tăng giá điện dù là sau tết nhưng tới gần 10% sẽ khiến các doanh nghiệp khó khăn càng khó khăn, khả năng cạnh tranh càng thấp, người dân cũng khó khăn hơn và càng thắt chặt chi tiêu.”

“Một bức tranh kinh tế như thế là tác động rất lớn khi mức tăng giá điện quá lớn, liệu cơ quan nhà nước có tính đến để có giải pháp?!
“Một bức tranh kinh tế như thế là tác động rất lớn khi mức tăng giá điện quá lớn, liệu cơ quan nhà nước có tính đến để có giải pháp?!", ông Long phân tích.

Đồng quan điểm với ông Long, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho rằng, việc tăng giá điện chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp, tăng thêm chi phí sản xuất đầu vào khiến doanh nghiệp sẽ thêm phần khó khăn.

Theo đó, những ngành được đánh giá là chịu nhiều tác động nhất là ngành thép, xi măng, giấy và doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu.

Phân tích từ Hiệp hội doanh nghiệp sản xuất thép cho thấy, tùy vào công nghệ hồ quang hay cảm ứng, để sản xuất mỗi tấn phôi thép trung bình tiêu hao khoảng từ 400kWh - 600kWh điện, chiếm khoảng 7% trong cấu thành giá sản xuất phôi thép. Mỗi tấn thép sản xuất cần khoảng 70% - 80% phôi thép. Do vậy, việc tăng giá điện sẽ tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và thép sẽ phải tăng giá nhẹ trong thời gian tới. 

Đối với ngành giấy, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam Vũ Ngọc Bảo cho biết, việc Chính phủ chấp thuận điều chỉnh tăng 7,5% giá bán điện sẽ ảnh hưởng tới việc tăng giá thành sản xuất của ngành giấy từ 0,5 - 0,8% và chắc chắn ngành sản xuất giấy sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định. 

Những ngành được đánh giá là chịu nhiều tác động nhất khi tăng giá điện là ngành thép, xi măng, giấy và doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu.
Những ngành được đánh giá là chịu nhiều tác động nhất khi tăng giá điện là ngành thép, xi măng, giấy và doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành giấy cam kết không tăng giá bán và ổn định nguồn cung. Vấn đề đối với ngành giấy hiện nay là phải cần tiết kiệm tối đa chi phí, thậm chí chấp nhận giảm lợi nhuận để bù vào phần tăng giá điện.

Mặt khác, đối với những doanh nghiệp tư nhân đã nhận đơn đặt hàng của khách từ năm ngoái thì việc tăng giá điện đột ngột này khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu xoay sở. Ông Nguyễn Đình Đông, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Công nghiệp Cao su miền Nam (Casumina) phân tích, đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp đều đã được chốt vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015, nên không thể tăng giá ngay. Còn đối với những nhà cung ứng nguyên vật liệu thì sẽ rất khó xoay xở khi giá điện đột nhiên tăng nhưng họ lại không thể tăng giá thành cung ứng nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp sản xuất.

“Điện là lĩnh vực độc quyền tự nhiên, để xác lập giá trong lĩnh vực độc quyền điện tự nhiên thì Chính phủ phải kiểm soát tốt các chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất và truyền tải điện. Làm sao để giá độc quyền nhưng vẫn đảm bảo hợp lý chứ không phải độc quyền thì thích tăng giá bao nhiêu cũng được.” – ông Lộc nói.

Nguồn tin: Đất việt

ĐỌC THÊM