Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Doanh nghiệp chủ động vượt khó, tăng khả năng cạnh tranh

Theo Bộ Công Thương, ngành sản xuất thép trong nước sẽ tiếp tục giảm do tiêu thụ chậm, lượng tồn kho tăng. Việc tiêu thụ thép ảnh hưởng nhiều là do tác động của việc thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công, tạm dừng, tạm hoãn các công trình chưa thật cần thiết và một phần do bắt đầu muà mưa bão.

Tính đến hết tháng 7, lượng tồn kho thép xây dựng tăng khoảng 450.000 tấn, phôi thép khoảng 470.000 tấn.

Sức tiêu thụ thép trên toàn cầu từ nay đến cuối năm dự báo sẽ thấp do nền kinh tế thế giới vẫn chưa khởi sắc rõ rệt và thường vào quý III là giai đoạn thị trường thép trong nước xuống thấp. Vì vậy, Bộ Công Thương cũng đề nghị các doanh nghiệp cần nghiên cứu giải pháp cải tiến công nghệ để sử dụng nguồn năng lượng và tài nguyên hiệu quả hơn. Đặc biệt là ở các nhà máy sản xuất phôi thép.

Tương tự, với ngành Dệt may và Da giày, là những mặt hàng nằm trong "top" các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Với ngành Da giày, cái khó của doanh nghiệp là giá nguyên phụ liệu nhập khẩu tăng hơn 20% so cùng kỳ năm 2010, doanh nghiệp thiếu vốn và nguồn lao động nên đơn hàng không thiếu (đối tác chủ yếu là EU và Mỹ) mà doanh nghiệp lo lắng là không hoàn thành các đơn hàng theo đúng yêu cầu đối tác. Tất cả những điều này đã khiến khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành Da giày trở nên bấp bênh.

Còn với ngành Dệt may, sản xuất có xu hướng chững lại do giá nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên biến động nhiều, mặc dù sản xuất vẫn ổn định và tiếp tục tăng trưởng. Tính đến hết tháng 7, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7,56 tỷ USD (tăng 29,4% so cùng kỳ), tuy nhiên một vấn đề mới đặt ra là doanh nghiệp dệt may hiện nay phải cân đối đơn hàng dài hạn, ngắn hạn hoặc gia công để giảm áp lực về vốn. Cũng vì khó khăn trong vay vốn để phát triển sản xuất, nên các doanh nghiệp trong ngành cần phải tìm hướng thay đổi về tổ chức sản xuất để nâng cao hiệu quả, tận dụng tối đa hơn nữa năng lực hiện có.

Đặc biệt, với ngành bia, rượu, nước giải khát, diễn biến năm nay khác với mọi năm. Dù đang là tháng hè nắng nóng, nhưng sức tiêu thụ mặt hàng này không tăng do mưa nhiều và người dân cũng tiết kiệm chi tiêu. Và sắp tới, năm 2012 là thời điểm mà thuế của các loại bia nhập khẩu chỉ còn dưới 35% theo cam kết WTO. Vì thế, theo Bộ Công Thương, từ nay đến đó không còn lâu, các doanh nghiệp cần chủ động rà soát giảm chi phí sản xuất, từng bước hạ giá thành để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm…

Nguồn tin: Cand

ĐỌC THÊM