Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Doanh nghiệp thép chưa sẵn sàng

Ngành thép là một trong những ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng lớn nhất. Việt Nam hiện có 65 dự án sản xuất gang thép có công suất từ 100.000 tấn mỗi năm trở lên.

Mặc dù việc tiêu thụ điện năng cho sản xuất một tấn phôi thép gấp đôi nhiều nước trong khu vực, nhưng đến nay, doanh nghiệp thép vẫn chỉ mới áp dụng các biện pháp tiết kiệm, sử dụng năng lượng hiệu quả mà chưa sẵn sàng cho việc thay thế công nghệ mới ít tiêu hao năng lượng.

Ngành thép là một trong những ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng lớn nhất. Việt Nam hiện có 65 dự án sản xuất gang thép có công suất từ 100.000 tấn mỗi năm trở lên. Mặc dù, các nhà máy thép mới sử dụng chưa tới 50% công suất thiết kế nhưng hàng năm tiêu thụ khoảng 3,5 tỷ KWh điện.

Tại Việt Nam, điện năng tiêu thụ cho 1 tấn phôi thép thành phẩm khoảng 700 KWh (trong khi nhiều nước chỉ khoảng 350 KWh). Tuy nhiên, tiềm năng tiết kiệm năng lượng tại các nhà máy thép lại khá cao. Cho nên, lựa chọn những giải pháp tiết kiệm năng lượng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất, kinh doanh là điều các doanh nghiệp thép cần hướng tới.

Trước những đòi hỏi về sử dụng năng lượng hiệu quả, nhiều nhà máy thép đã quan tâm và áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng. Có nhà máy luyện thép đã chuyển đổi dòng điện 210 KW sang 207 KW nhằm hạn chế lãng phí điện năng do mất điện đột ngột. Bên cạnh đó, do mỗi lần khởi động lại lò cao sẽ tốn rất nhiều năng lượng so với lò đang hoạt động nên nhà máy đã hạn chế tối đa thời gian máy ngừng và thời gian chạy không tải. Đồng thời, hệ thống đèn sợi đốt cũ không tiết kiệm điện đã được thay bằng hệ thống đèn compact tiết kiệm điện.

Để giảm tiêu hao than cốc, nhà máy đã cho tăng nhiệt độ gió nóng trong lò từ 7.800C lên 9.000OC - 10.000OC. Do đó, lượng tiêu hao than cốc giảm 0,5%. Đặc biệt, việc đầu tư lắp đặt dây chuyền vê viên quặng cho thiêu kết, năng suất 15-20 tấn/giờ, giúp tăng tỷ lệ quặng tinh lên hơn 30% trong phối liệu thiêu kết, đồng thời, lắp đặt dây chuyền nghiền quặng công suất 50 tấn/h để nghiền quặng cỡ hạt 10-15 mm xuống cỡ hạt 0-8 mm làm nguyên liệu cho sản xuất quặng thiêu kết, vừa tiết kiệm nguyên liệu, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo đánh giá của các chuyên gia, ngoài những giải pháp đơn giản như: cải tạo hệ thống chiếu sáng, thành lập nhóm quản lý, theo dõi sử dụng năng lượng, vấn đề đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến cần vốn lớn nên nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại và chưa sẵn sàng đầu tư. Đối với những giải pháp công nghệ hiện đại hơn như thay đổi công nghệ nung truyền thống sang công nghệ luyện consteel như nhiều quốc gia đã áp dụng, mức đầu tư còn cao hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng, việc áp dụng những công nghệ tiên tiến cho các nhà máy thép tại Việt Nam bị hạn chế một phần do các lò gang đều có công suất nhỏ hơn 300 tấn, trong khi công nghệ luyện consteel cho hiệu quả tiết kiệm điện năng lớn nhưng cần mức đầu tư khá cao, từ 300 triệu USD cho một lò luyện thép công suất 500.000 tấn/ năm. Công nghệ này hiện vẫn vượt ngoài khả năng tài chính của phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thép.

Nguồn: Baocongthuong

ĐỌC THÊM