Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Doanh nghiệp thép quan tâm đến rủi ro chính sách quốc tế nhiều hơn

 Toàn ngành thép năm nay dự kiến tăng trưởng sản xuất 20-22% so với năm 2017 nhưng các doanh nghiệp thép lớn đều quan tâm hàng đầu đến các thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế có thể kéo theo những rủi ro.


Các doanh nghiệp thép trong nước ngày càng phải cạnh tranh mạnh trong nước và quốc tế. Ảnh:TL

Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2017 của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia nhận định, triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2018 sẽ cao hơn năm 2017, đặc biệt tại các nền kinh tế mới nổi. Do vậy, Việt Nam là đất nước được hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển đầu tư của các nước trên thế giới. Theo tổng kết năm 2017 của Hiệp hội thép Việt Nam, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 của Việt Nam là 6,5% đến 6,7%. Nhiều dự án hạ tầng, xây dựng, bất động sản sẽ được triển khai trong năm 2018. Toàn ngành thép dự kiến tăng trưởng sản xuất 20% đến 22% so với năm 2017.

Vẫn theo hiệp hội thép, do e ngại nhiều yếu tố bất thường ảnh hưởng đến toàn ngành nói chung nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng thép biểu kiến sẽ ở mức 5-7% so với năm 2017. Lượng xuất khẩu giảm nhưng tiêu thụ trong nước dự kiến sẽ cao hơn.

Ở góc độ một doanh nghiệp dẫn đầu thị trường sản xuất thép tại Việt Nam và xuất khẩu thép chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong sản lượng bán ra của tập đoàn song Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long cũng bày tỏ sự e ngại về những rủi ro trong việc thay đổi chính sách thương mại quốc tế sẽ ảnh hưởng đến ngành thép trong nước. Không nêu dẫn chứng trường hợp cụ thể nhưng tại Đại hội đồng cổ đông của Tập đoàn Hòa Phát hôm 22-3, ông Long đánh giá: “ Dự báo rủi ro chính sách trong nước không có gì lớn nhưng rủi ro quốc tế sẽ là điều cần chú ý hơn”.

Theo ông Long, ngay cả lệnh áp thuế đối với thép và nhôm mới đây của Tổng thống Mỹ Donal Trump ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam nhưng không ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc - nước sản xuất thép số một thế giới vì trước đó vài năm Mỹ đã áp thuế chống bán phá giá rất cao đối với thép sản xuất từ nước này nên hai năm trở lại đây, lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ đã giảm mạnh. Và cũng không e ngại lượng thép xuất khẩu dư thừa của Trung Quốc dồn sang thị trường Việt Nam.

Nay, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thép trong nước với nhau và sức cạnh tranh của doanh nghiệp thép Việt Nam với thép ngoại đã khác. Lấy ví dụ trường hợp đầu tư của Hòa Phát cho dự án khu Liên hợp sản xuất thép tại Dung Quất (Quảng Ngãi). Ông Long cho biết, suất đầu tư của Hòa Phát tại Dung Quất là 500 đô la Mỹ/tấn công suất sản phẩm, chỉ bằng 1/3 so với suất đầu tư của 1 nhà đầu tư thép nước ngoài tại Việt Nam.

Do vậy, vấn đề của các doanh nghiệp thép trong nước là sức cạnh tranh lẫn nhau dựa trên chi phí đầu tư và chi phí sản xuất, chi phí bán hàng cạnh tranh.

Tỷ suất lợi nhuận ròng/ doanh thu bình quân của các doanh nghiệp ngành thép dao động trong khoảng 10%/năm. Doanh nghiệp nào đạt lợi nhuận cao hơn mức này và càng cao thì càng chứng tỏ hiệu quả sinh lời càng tốt.

Nguồn tin: KTSG

ĐỌC THÊM